ClockThứ Hai, 31/10/2016 13:56

“Chúng tôi tin bộ đội Trung”

TTH - “Lúc bộ đội Trung vận động tôi giao nộp súng, tôi ghét lắm. Nhưng bây giờ bộ đội Trung nói gì tôi cũng nghe, vì tôi tin...”- các anh Hồ Văn Kom, Hồ Văn Ngọc (thôn A La, xã Hồng Thái, huyện A Lưới) và rất nhiều người dân địa phương đã nói về thiếu úy Mai Quốc Trung, đội phó Đội vận động quần chúng đồn biên phòng Nhâm như thế.

Anh Trung đến nhà dân nắm bắt tình hình cuộc sống, sản xuất của bà con 

Kiên trì

Anh Kom kể, không nhớ từ lúc nào, anh cũng như những người dân địa phương đã quen có cây súng tự chế săn thú, vừa để kiếm thịt ăn, vừa bảo vệ nương rẫy. “Con khỉ, con chuột ăn ngô của tôi, tôi bắn. Không có gì ăn, tôi vào rừng săn thú. Thú trong rừng chứ có phải của nhà ai đâu. Tôi đã nghĩ, điều đó không có gì sai. Cho nên, khi bộ đội Trung nói với tôi, sử dụng súng tự chế là sai, bắn thú quý cũng sai, hơn nữa bắn con thú còn gây nguy hiểm cho người khác. Bảo không nên làm thì tôi lấy gì ăn, lấy thực phẩm đâu cho gia đình? Tôi bực bộ đội Trung lắm. Ghét lắm”- anh Kom nhớ lại. Bực, ghét nên mỗi khi nhác thấy bóng dáng bộ đội Trung từ xa, anh Kom đều né tránh. Rẫy ở trên đồi cao bên kia con sông A Sáp, mỗi lần người dân thôn Hồng Thái lên rẫy thường ở lại vài ba ngày, có khi cả tuần, nửa tháng. Lúc người tìm đang dùng thuyền ngược sông, người “trốn” đã thấy rõ, rất dễ dàng trong việc tránh mặt.

kể về hành trình thực hiện nhiệm vụ thuyết phục người dân địa phương giao nộp súng tự chế, anh Trung bảo không đếm hết số lần đi tìm “dấu vết” của bà con. “Cứ tưởng tượng từ lòng sông A Sáp nhìn lên đồi, thấy nương rẫy của dân dường như ở ngay trước mặt, nhưng thực ra đi mấy giờ đồng hồ vẫn chưa đến được. Người ta không muốn gặp, khi mình đến, lán trại đã vắng hoe. Có khi bếp than vẫn còn hồng, nhưng biết tìm người ở đâu giữa mênh mông rừng, rẫy” - anh Trung kể. Chỉ có thể kiên trì... chờ. Bởi gạo cơm mắm muối đều để ở lán. Bà con có thể tránh mặt một buổi, một ngày nhưng không thể lâu hơn. Tuy nhiên, gặp đã khó, giải thích, thuyết phục để bà con nghe ra còn khó hơn. Nhưng bà con có tỏ ra khó chịu cũng phải mềm mỏng, kiên trì giải thích. Cứ như vậy, có lúc để thuyết phục một người, anh Trung phải vượt sông, lên rẫy vài chục bận. “Bộ đội Trung phải “mất” cho tôi khoảng 30 lần đi tìm, lúc đó tôi mới đồng ý. Không phải tìm nhiều mà tôi đồng ý đâu. Phải đến lúc anh Trung về nhà tôi, hướng dẫn cho tôi trồng sắn, ngô ngay trong vườn, hướng dẫn trồng cây keo, tôi mới mến, tin. Tư tưởng tôi mới “thông””-anh Kom nói.

Dân tin

Chỉ vườn sắn xanh tốt “lấn” gần mép sân, người đàn ông dân tộc Pa cô cười mộc mạc: “Trước đây, tôi chỉ biết trồng sắn để ăn, nay bộ đội Trung hướng dẫn, tôi còn trồng để bán. Trước chỉ trồng trên nương rẫy, nay đất vườn nhà cũng không cho nghỉ. Mùa sắn trồng sắn, mùa ngô trồng ngô, nhà có thêm lương thực. Nhiều nhà khác còn mạnh dạn mua lưới quây lại nuôi gà. Khi gà lớn họ mang cả bầy ra chợ thị trấn bán hoặc bán cho mối. “Cán bộ xã nói để súng trong nhà lỡ mấy đứa con mang ra nghịch, nguy hiểm lắm, tôi không nghe. Súng để trong lán nhưng tôi đâu phải người ăn cắp, ăn trộm mà vào soát được? Lúc bộ đội Trung thuyết phục, tôi bực quá bảo bộ đội lấy súng về để bộ đội sử dụng à? Nhưng sau này thấy bộ đội Trung “nói thiệt” nên tôi “nghe thiệt”- anh Hồ Văn Ngọc cũng mộc mạc kể. Theo anh Ngọc, cái cách “nói thiệt” của bộ đội Trung là không chỉ hướng dẫn miệng mà xắn áo lên cùng làm với dân. Dân “nghe thiệt” bằng cách tự nguyện đem súng giao nộp, vì đã hiểu dùng súng (dù của mình tự chế) săn thú là trái pháp luật, trong khi đó còn nhiều cách khác để kiếm thức ăn cho gia đình. Sau khi giao nộp “cần câu” thực phẩm, mấy cha con anh Ngọc mua lưới đánh bắt cá trên sông A Sáp. Đêm qua mấy cha con vừa bắt được ít cá, nhà có thức ăn tươi.

Theo thiếu úy Mai Quốc Trung đi một vòng trong thôn Hồng Thái, thôn A Đâng..., chúng tôi được người dân mang ra mời (và tặng mang về) chuối vườn, mía vườn ngọt lịm. Nhưng những ánh mắt, nụ cười, sự tin tưởng dành cho anh Trung (nói riêng) và bộ đội biên phòng, mới là món quà quý giá nhất mà bà con dành tặng.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và quý 2/2024; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và nhiều nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top