ClockThứ Hai, 27/06/2016 13:54

“Dập lửa” nhà hàng xóm

TTH - “Bạo lực gia đình xảy ra, nỗi đau và những hệ lụy để lại không phải nhỏ. Gần 20 năm trong nghề, việc luôn thôi thúc tôi là giữ bình yên cho những nếp nhà”, bà Nguyễn Thị Kiều, trú tại tổ 18, khu vực 5, phường Thủy Xuân (TP. Huế) nói.

Bà Kiều (phải) trao đổi với các phụ nữ địa phương về vấn đề bạo lực gia đình

Nỗi ám ảnh

Đến phường Thủy Xuân, chúng tôi bắt gặp hình ảnh bà Kiều đang trò chuyện với những phụ nữ địa phương.

Sau khi đảm nhận nhiều nhiệm vụ, công tác đoàn thể ở các đơn vị khác nhau, năm 1996, bà tham gia vào ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Xuân. Những ngày đầu với vai trò mới, chuyện bạo lực gia đình (BLGĐ) của những người trong địa phương khiến bà ám ảnh. Đầu tiên, bà Kiều chứng kiến hai vợ chồng đánh nhau liên miên, đòi ly dị, đứa con còn nhỏ cứ khóc suốt. Nhìn thấy nỗi khổ mà những người liên quan phải hứng chịu, bà bắt đầu định hướng cho mình phải quyết tâm giải quyết những “vụ cháy” tình cảm ấy.

Trong những năm trên cương vị Chủ tịch Hội LHPN phường (từ 2001-2016), bà Kiều giải quyết không ít vụ xung đột mâu thuẫn gia đình, trong đó có 5 vụ BLGĐ khá nghiêm trọng. Theo bà Kiều, mỗi lần nghe ở đâu có vợ chồng đánh nhau là bản thân lại xót xa, lo lắng không yên. “Một vụ bạo lực gia đình xảy ra, nỗi đau và những hệ lụy để lại không phải nhỏ. Gần 20 năm trong nghề, việc luôn thôi thúc tôi là giữ bình yên cho những nếp nhà”, bà Kiều tâm sự. Từ những cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra gây gổ bất hòa, sau khi được bà Kiều tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình đã được bình xét gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Hy sinh vì người khác

Những ngày làm “lính cứu hỏa” các vụ mâu thuẫn gia đình giúp bà Kiều có được nhiều kinh nghiệm. Nguyên Chủ tịch Hội LHPN phường Thủy Xuân chia sẻ, để giải quyết những vụ BLGĐ, cần phải nhẹ nhàng, bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và tìm hiểu từ hai phía. “Tôi từng đi giải quyết một vụ người chồng đập phá, công an đến nhà thì anh đó dọa nếu vào sẽ giết con. Tôi nói mọi người về hết rồi từ từ thuyết phục người chồng để mình vào nói chuyện. Sau khi nghe hết nỗi niềm mới biết chồng đúng, vợ sai. Có khi đi làm việc ni cũng phải bỏ tiền lưng ra cho họ. Chuyện họ chửi rủa, xúc phạm khi mình đến vận động chỉ là chuyện nhỏ”, bà Kiều trải lòng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, bà Kiều còn quan tâm phối hợp tổ chức truyền thông, các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng nhằm tuyên truyền đến các gia đình theo các chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, gia đình không BLGĐ, không tệ nạn xã hội và bảo vệ trẻ em, góp phần hạ tỷ lệ sinh con thứ ba.

Bà Kiều tâm sự, giúp người cũng chính là giúp mình. Những lần đi giải quyết các vụ mâu thuẫn ở địa phương, bản thân bà cùng gia đình nhận ra giá trị của tổ ấm hạnh phúc, những bài học để xử lý những khúc mắc với người thân trong nhà.

Ông Nguyễn An Hoàng, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết: “Bà Kiều là một người gương mẫu trong việc vận động phụ nữ địa phương xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Khi còn làm Chủ tịch Hội LHPN phường, bà luôn nhiệt tình trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, nghe ở đâu có ồn ào là bà đến ngay, nhờ đó những năm gần đây tình trạng bạo lực gia đình ở phường Thủy Xuân hầu như ít xảy ra. Bản thân gia đình bà cũng là điển hình gia đình văn hóa”.

Lê Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top