ClockChủ Nhật, 18/12/2016 10:58

“Mở đường” cho thuốc nội vào viện

Hiện tỷ lệ dùng thuốc ngoại, đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương còn khá cao. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh nhiều biện pháp để đưa thuốc nội vào bệnh viện.

Thuốc nội là chủ đạo

Hiện nay, theo thống kê của Bộ Y tế, thuốc sản xuất trong nước đảm bảo đáp ứng 50% nhu cầu sử dụng thuốc (tính theo giá trị tiền thuốc). Các nhà máy sản xuất dược phẩm cũng được đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại, sản xuất được nhiều nguyên liệu, vaccine, sinh phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc nội ở các bệnh viện tuyến cuối còn rất thấp. Ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương, thuốc nội chỉ chiếm 10-15% trong các đơn thuốc của bác sĩ. Thừa nhận thực tế này, bà Nguyễn Thị Bích Hường-Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bệnh viện tuyến cuối thường tiếp nhận các ca bệnh nặng, phức tạp. Do đó, để đảm bảo điều trị nhanh, hiệu quả, các bác sĩ buộc phải lựa chọn các biệt dược gốc, các thuốc có nguồn gốc từ châu Âu, Mỹ.

Thuốc nội đang dần chiếm được lòng tin của các bác sĩ. (Ảnh minh hoạ). Ảnh: I.T

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nhấn mạnh, bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Theo Bộ trưởng, bác sĩ chính là người kê đơn và tư vấn cho bệnh nhân dùng thuốc hợp lý, vừa túi tiền và an toàn. 70% dân số Việt Nam ở nông thôn, kinh tế eo hẹp. Thay vì kê đơn thuốc ngoại đắt tiền thì với số tiền đó việc kê đơn thuốc nội sẽ cứu chữa được nhiều người hơn.

Một bác sĩ cũng cho biết, ông không dám kê đơn đối với các thuốc mới, dù là thuốc nội hay thuốc của Ấn Độ, Trung Quốc giá rẻ mà thường kê các thuốc ngoại, thuốc đã sử dụng quen, được kiểm chứng bằng chính kinh nghiệm điều trị của mình. “Kê các thuốc mới nếu không hiệu quả với bệnh thì sẽ chậm trễ điều trị, nhất là đối với các bệnh cấp tính. Chẳng may bệnh nhân làm sao lúc đó ai chịu trách nhiệm” - vị bác sĩ này nói.

Cần thêm thời gian phá vỡ tâm lý chuộng thuốc ngoại

TS Trương Quốc Cường- Cục trưởng Cục Quản lý dược, (Bộ Y tế) cũng nhận định, cần phải có thời gian để phá vỡ tâm lý quen dùng thuốc ngoại, chưa tin thuốc nội của nhiều bác sĩ và người dân. Hiện nay, tỷ lệ dùng thuốc nội ở các bệnh viện tuyến trung ương có gia tăng, tuy nhiên vẫn dừng ở tỷ lệ rất khiêm tốn: 11%. Thuốc nội cần có thời gian để chứng minh được hiệu quả qua thực tiễn điều trị.

“Tuy nhiên, để thuốc nội dần khẳng định vị thế và chiếm ưu thế so với thuốc ngoại thì trong thời gian tới, các công ty dược cần phải tiếp tục chứng minh tương đương sinh học của các loại thuốc mình sản xuất. Nếu đạt tương đương sinh học, có chất lượng điều trị ngang bằng với các thuốc biệt dược đắt tiền mà giá thành lại rẻ hơn thì thuốc nội sẽ tự nhiên “lấy lòng” được các bác sĩ và người tiêu dùng” – TS Cường nhấn mạnh.

TS Cường cho biết, hiện Việt Nam đã có 12 hoạt chất được thử tương đương sinh học, tới đây con số này sẽ là 44. Theo TS Cường, trong số 900 hoạt chất thuốc đang được sử dụng thì con số 44 vẫn còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, các hoạt chất này đều là các thuốc có tỷ lệ sử dụng khá cao trong các bệnh viện như nhóm kháng sinh, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thuốc nội tiết…  Bộ Y tế đã có sự theo dõi việc sử dụng các thuốc nội này trong các bệnh viện. Kết quả cho thấy, hiệu quả điều trị của các thuốc nội có tương đương sinh học không thua kém so với thuốc ngoại. Đồng thời, người bệnh cũng giảm chi phí thuốc tới 30-40% so với việc sử dụng thuốc ngoại.

“Tới đây Bộ Y tế sẽ công bố 146 sản phẩm thuốc có tỉ lệ sử dụng lớn. Nếu các doanh nghiệp trong nước đủ “tự tin” để sản xuất đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp thì Bộ sẽ không nhập khẩu các thuốc tương tự”- TS Cường cho biết.a

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu

Từ ngày 28 - 30/11, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Y - Dược Cổ truyền - Bộ Y tế tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên truyền thông vận động và huy động xã hội về xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị vùng trồng dược liệu quý thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu

TIN MỚI

Return to top