ClockChủ Nhật, 24/12/2017 11:45

1 chương trình, 2 mục đích

TTH - Gần 10 tỷ đồng đầu tư cho chương trình bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng khó có thể nói ít hay nhiều. Nhưng điều có thể khẳng định, những giá trị nhà vườn Huế, trong đó có kiến trúc nhà rường được nhìn nhận là một đặc trưng văn hóa truyền thống Huế cần được bảo tồn, tôn tạo, phát huy.

Hơn 800 triệu đồng trùng tu nhà vườn cổ ở Thủy BiềuHỗ trợ 600 triệu đồng tôn tạo, sửa chữa nhà vườn gia đình ông Đoàn Kim KhánhThủy Biều & du lịch sạchTu bổ, phục hồi nhà vườn ông Hồ Văn Bình trong vòng 4 thángVườn hoa của cô gái nhỏKhởi công trùng tu, sửa chữa nhà vườn thứ 5

 

Nhiều năm trước cũng đã có một chương trình về vấn đề này, nhưng nó không được triển khai thành công.

Giá trị và sức lan tỏa của nhà rường Huế có thể khẳng định là hết sức mạnh mẽ. Hầu như nhiều địa phương trên cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam có nền kinh tế phát triển mạnh như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Đắk Lắk... nhà rường Huế được chọn để xây dựng nên nhiều nhà hàng hoành tráng. Nhà rường cũ từ Huế được phục chế chuyển vào cũng có; nhà rường được làm mới với nguyên bản hoặc được lược giản nhưng vẫn mang kiến trúc nhà rường Huế có thể nói là rất nhiều.

Ở TP. Huế nhà rường được dựng lên rất nhiều. Trường hợp Cát Tường Quân trên đồi Thiên An của doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo là một trường hợp “đặc biệt”. Là một nhà kinh doanh bất động sản thành đạt ở TP. Hồ Chí Minh, khi sự nghiệp đã thành công, công việc kinh doanh bất động sản đủ sức để chuyển giao cho thế hệ kế tiếp thì chị lại chọn Huế là nơi “nghỉ ngơi”. Và chọn kiến trúc nhà rường của Huế để xây dựng. Tôi còn nhớ khi trả lời phỏng vấn cho một tờ báo, chị đã nói, đại ý: “Tôi đã bị nhà rường Huế cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên...”.

Công bằng mà nói, không phải những nhà quản lý ở Huế không hiểu ra những giá trị đặc biệt của nhà rường Huế; Người dân Huế cũng không phải không nhận ra cái đẹp của nhà rường. Nếu không nhận biết thì có lẽ cách đây thậm chí là nhiều trăm năm cha ông ta đã không nhọc công chọn gỗ, gom góp, đục đẽo, chạm khắc… để tạo nên những ngôi nhà nhiều cột nhiều kèo đẹp đến thế.

Ngồi trong nhà rường Huế, trong điều kiện đất đai chật hẹp như ở trung tâm thành phố, chúng ta đã thấy thích thú, ấm cúng, sang trọng, hoài cổ. Nhà rường Huế nếu được đặt trong những mảnh vườn xưa, rợp cây xanh, hoa trái thì giá trị và cái đẹp còn được nâng lên rất nhiều lần.

Làm được nhà rường Huế hết sức cầu kỳ tốn kém. Có khi lựa chọn, gom góp gỗ hàng mấy năm trời. Giai đoạn làm cũng mất một thời gian rất dài mới xong một ngôi nhà rường. Nhưng thật lòng, có một thời, có lẽ người dân có những khó khăn về kinh tế và cũng có thể là vì một lý do nào đó (như trong quan hệ về đất đai của các thành viên thuộc thế hệ sau trong gia đình)  nên một số lượng không ít nhà rường Huế đã được bán và chuyển đi nơi khác. Đã có một thời, cách đây chừng hai mươi năm, từng có những bài báo gióng lên hồi chuông báo động, cái gọi là “chảy máu nhà rường”.

Nói thế để thấy rằng, nếu xét về điều kiện kinh tế thì không nói làm gì, không phải ai cũng làm được, bởi thế nó là của hiếm. Nhưng nếu xét về thời gian thì một chủ trương cho bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng là hơi chậm.

Chậm còn hơn không. Theo UBND tỉnh, năm 2017 đã bố trí vốn chương trình Hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng hơn 9 tỷ đồng, trong đó, cho TP. Huế là hơn 6,154 tỷ đồng và Phong Điền là 3 tỷ đồng. Thế nhưng đến hết năm 2017, tổng nguồn kinh phí giải ngân ở Huế là hơn 2,4 tỷ đồng và Phong Điền là hơn 1,8 tỷ đồng. Có vẻ như “kiếm được tiền đã khó, tiêu được tiền cũng chẳng dễ”...

Từ giữa năm 2015, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề án “Chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Từ đó đến nay, chúng ta đếm được có đến 18 văn bản hành chính của hai cấp tỉnh và huyện liên quan đến chủ trương này. Nó cho thấy hai điều, về mặt thủ tục hành chính để thực hiện một chủ trương là chặt chẽ. Nhưng sự chặt chẽ chưa hẳn đi cùng với hiệu quả và mục tiêu cuối cùng.

Bảo tồn nhà vườn Huế đặc trưng nói chung và nhà rường Huế nói riêng chẳng những để bảo tồn những nét văn hóa Huế, mà trong thời điểm hiện nay nó còn gắn liền với lợi ích kinh tế của các chủ hộ gia đình. Có nhiều hộ gia đình doanh thu đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng từ kinh doanh du lịch. Từ nay đến năm 2020, theo UBND tỉnh, ngân sách cần cho bố trí thực hiện đề án là hơn 32 tỷ đồng. Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và hiệu quả kinh tế thực tế từ kinh doanh du lịch của các chủ hộ nhà vườn, hy vọng đề án Hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng sẽ có những chuyển biến tích cực trong những năm tới.

Bài: Lê Phương - Ảnh: Lê Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Sáng 16/4, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận (KL) số 01 của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và 2 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 847 của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Return to top