ClockThứ Sáu, 04/01/2019 09:16

10 dấu ấn của ngành nông nghiệp trong năm 2018

Năm 2018 là năm thành công toàn diện của ngành nông nghiệp, các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt mục tiêu đề ra từ đầu năm.

Nhiều kỷ lục mới được thiết lập, không chỉ ghi nhận những thành tựu quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, mà còn khẳng định những cố gắng, nỗ lực của người nông dân và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn những dấu ấn nổi bật của nông nghiệp Việt Nam 2018.

1. GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76% đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Kết quả tăng trưởng trên thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong điều hành và bứt phá trong hành động của Bộ và toàn ngành ngay từ những ngày đầu năm, vượt qua những khó khăn về thời tiết bất thường và thị trường nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản giảm giá.

Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2018. Ảnh: TTXVN

2. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 vượt ngưỡng 40 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017 (mục tiêu Chính phủ giao là 36 - 37 tỷ USD, mục tiêu Bộ đề ra là 40 tỷ UDS), đạt mức cao nhất từ trước đến nay với thị trường trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

3. Quốc hội thông qua Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi. Đến nay, đã có 7 luật trong lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn được ban hành là: Luật Trồng trọt (2018), Luật Chăn nuôi (2018); Luật Thủy lợi (2017), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy sản (2017), Luật Thú y (2015), Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (2013).

4. Năm 2018, số doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp lập mới 2.200, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 9.235 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay. Cả nước hiện đã xây dựng và phát triển mô hình liên kết với1.096 chuỗi (tăng 350 mô hình so với năm 2017), 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát an toàn.

5. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt tỷ lệ 50%); rà soát, chuẩn hóa, công bố danh mục nông sản hàng hóa gắn mã HS từ 7.698 xuống còn 1.768 (cắt giảm trên 77%), kiểm tra chuyên ngành chuyển mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan; 13 TTHC đã kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; 18 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

6. Cả nước có 3.787 xã (42,4%) đạt tiêu chí nông thôn mới, 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập hộ gia đình nông thôn đạt khoảng 130 triệu đồng, gấp 1,71 lần so với năm 2012 và gấp 3,5 lần so với năm 2008, vượt mục tiêu đề ra.

7. Chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên; sản lượng gỗ rừng trồng, cây phân tán trong nước đạt 27,5 triệu m3 và độ che phủ rừng đạt 41,65%, cao nhất từ sau thống nhất đất nước (1975) đến nay.

Vấn đề "giải cứu" nông sản giảm hẳn so với các năm trước. Ảnh: TTXVN

8. Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); Đàm phán hài hòa quy định để sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

9. Việt Nam lần đầu tiên sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng AVAC-V6 FMD Emulsion type O, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc.

10. Năm 2018, mặc dù thiên tai diễn ra phức tạp, nhưng với sự chỉ đạo đồng bộ, quyết tâm cao, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại (thiệt hại về người, giảm 43%; thiệt hại vật chất chỉ bằng 33% so với năm 2017).

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp A Lưới

A Lưới đặt mục tiêu xây dựng ngành nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển từng bước theo hướng toàn diện, bền vững góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp A Lưới
Hướng đến ngành nông nghiệp số

Ngành nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số (CĐS) nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) theo hướng hiện đại, thông minh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Hướng đến ngành nông nghiệp số
Ngành Nông nghiệp bám đuổi mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD

Qua 8 tháng, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành Nông nghiệp vẫn đang bám đuổi để về đích, đạt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 50 tỷ USD như Chính phủ giao.

Ngành Nông nghiệp bám đuổi mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD
Sản phẩm OCOP góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương. Giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu có ít nhất 150 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phát triển mới 30 sản phẩm (6 sản phẩm ý tưởng mới/năm).

Sản phẩm OCOP góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Return to top