ClockChủ Nhật, 29/10/2017 15:58

10 thói quen có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thông minh hơn bạn nghĩ

TTH.VN - Đây là quan điểm của Shana Lebowitz - một chuyên gia của tờ Business Insider về một số điều thú vị về các thói quen xấu.

Nhiều thói quen xấu có thể làm hại bạn khi bạn để nó đi quá giới hạn. Nhưng nếu duy trì ở chừng mực, những thói quen "xấu" đó có thể là một phần của lối sống lành mạnh.

Ví dụ như bạn thực sự không muốn sống nhếch nhác, bừa bãi, nhưng một chiếc bàn làm việc với một mớ đồ vật hỗn độn lại có thể làm cho bạn sáng tạo hơn. Ai mà biết được, phải không?

Dưới đây, chúng tôi đã khoanh lại danh sách 10 hành vi tiêu cực nhưng được cho là có thể có tác động tốt đến bạn, cho dù điều này hơi trái ngược với những gì mà mẹ bạn, giáo viên của bạn và người bạn đồng nghiệp thông thái của bạn nói với bạn.

1. Trì hoãn

Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về việc tại sao con người lại trì hoãn và cách để khắc phục.

Nhưng Giáo sư Wharton và Adam Grant - tác giả cuốn “Originals” tranh luận rằng, chúng ta nên mở rộng nhận thức của chúng ta về sự trì hoãn để hiểu rằng trì hoãn không chỉ là sự lười biếng mà nó còn là sự chờ đợi một thời điểm thích hợp. Nói cách khác, trì hoãn có thể giúp gia tăng tính sáng tạo bởi chính lúc trì hoãn, bạn đã tạo thêm cơ hội và thời gian để bản thân phát triển các ý tưởng và kế hoạch của mình và chờ ngày hành động.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Rachen Gillet của tờ Business Insider, Grant chỉ ra một ví dụ rõ ràng nhất  - đó là Steve Jobs  - Cố Giám đốc Điều hành của Apple là người đã nhận được số ích lợi từ việc trì hoãn một số nhiệm vụ.

“Chính lúc mà Steve Jobs rời xa bàn làm việc và suy nghĩvề các khả năng thì đó cũng là lúc những ý tưởng khác biệt tìm về trong tâm trí của ông để rồi ông tìm ra những phương án giải quyết vấn đề khácvới những gìngười ta cho là truyền thống, rõ ràng và quen thuộc”.

2. Cắn móng tay

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 1.000 trẻ em khi chúng được 5 tuổi. Khi những đứa trẻ tròn 5, 7, 8 và 11 tuổi, các nhà nghiên cứu hỏi cha mẹ chúng liệu họ có cắn móng tay hoặc mút ngón cái không. Khoảng một phần ba số trẻ em đó có một hoặc cả hai thói quen này.

Không chỉ trẻ em, mà rât nhiều người có thói quen cắn móng tay mọi lúc, mọi nơi.

Khi trẻ 13 và 32 tuổi, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các bài kiểm tra dị ứng. Kết quả là nhóm trẻ thường xuyên cắn móng tay hoặc mút ngón cái ít có khả năng bị các dị ứng.

Đồng thời, một trong những tác giả nghiên cứu khuyên phụ huynh đừng khuyến khích những thói quen này ở trẻ.

Thông tin cần chú ý là tuy cắn móng không gây ra tác hại lâu dài, nó có thể làm hỏng da xung quanh móng, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Trong khi đó, nếu mút tay vẫn tiếp tục khi trẻ mọc răng vĩnh viễn, nó có thể ảnh hưởng đến “hàng lối” của răng.

3. Trễ giờ

Bị trễ giờ “kinh niên” có thể gây trở ngại cho cả mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của bạn, làm cho bạn trông giống như một người không có tổ chức hoặc, tệ hơn, không thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

Tuy nhiên, Diana DeLonzor, tác giả của cuốn sách "Never Be Late Again", đã làm sáng tỏ một số mặt tích cực của việc trễ giờ trong một bài viết trên The New York Times:

"Nhiều người trễ giờ có xu hướng lạc quan và không thực tế, và điều này ảnh hưởng đến nhận thức của họ về thời gian. Họ thực sự tin rằng họ có thể chạy bộ, lấy quần áo của mình tại máy sấy đồ, mua đồ tạp hóa và đưa trẻ em đến trường học trong một tiếng đồng hồ."

Nói cách khác, người hay trễ giờ thường hy vọng và mong đợi điều tốt nhất sẽ đến, điều có thể mang lại cho họ một số tác động tích cực về mặt cảm xúc- nhưng đó có thể là một con dao hai lưỡi trong cuộc sống hàng ngày.

4. Hay phàn nàn

Không ai muốn trở thành người luôn phàn nàn về những người đồng nghiệp khó ưa, mưa, hay dịch vụ tệ hại tại cái nhà hàng mà anh ta vừa ăn xong.

Các nghiên cứu gần đây được trích dẫn ở tờ The Atlantic cho thấy những người phàn nàn một cách lưu tâm hơn - nghĩa là khi họ có một kết quả cụ thể cần hướng đến trong đầu - thì hạnh phúc hơn những người chỉ đơn giản là đang trút giận.

Nếu bạn cần phải bày tỏ sự phàn nàn, có một cách để thể hiện điểm chưa vừa ý mà không cần làm tổn thương tất cả mọi người xung quanh bạn hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề. Theo nhà tâm lý học Guy Winch, luôn có cách phàn nàn “đúng đắn”.

Theo Anisa Purbasari, chuyên gia kinh doanh của Insider đã đưa tin, "Một lời phàn nàn hiệu quả là hướng về một vấn đề có thể khắc phục được và nhắm đến người có khả năng khắc phục nó."

Phàn nàn hiệu quả có ba yếu tố: Thứ nhất, hãy bắt đầu lời phàn nàn một cách nhẹ nhàng để người nghe không cảm thấy bị chỉ trích. Thứ hai, thể hiện lời phàn nàn một cách tế nhị và không thể hiện sự thù ghét. Và cuối cùng, hãy nói với người nghe rằng bất kỳ điều gì mà họ có thể làm để giúp bạn sẽ được đánh giá cao.

5. Nhai kẹo cao su

Bạn mà làm điều này trong một buổi phỏng vấn thì rõ ràng là quá thô lỗ rồi, thế nên xin đừng! Nhưng nếu đó là khi bạn đang ngồi một mình, nhai kẹo cao su có thể là một cách thư giản và tăng khả năng tư duy.

Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tỉnh táo hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhai kẹo cao su khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn - một nghiên cứu thậm chí tiết lộ rằng người nhai kẹo cao su còn thể hiện tốt hơn trong một bài kiểm tra trí thông minh so với những người không làm điều này.

Các nghiên cứu khác thì khẳng định thói quen này giúp cải thiện cảm xúc và giảm hóc-môn gây căng thẳng.

6. Để bàn làm việc bừa bộn

Một chiếc bạn lộn xộn có thể thúc đẩy bạn tìm ra giải pháp cho các vấn đề

Nếu thấy giấy tờ chất đống trên bàn làm việc của đồng nghiệp, thì bạn sẽ cho rằng người đó nên phải dọn dẹp ngay.

Nhưng giả sử bạn có thể để bàn làm việc lộn xộn mà không ảnh hưởng đến ai khác, thì tình trạng hỗn độn này có thể mang lại một số lợi ích. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, sự lộn xộn nhắc nhở mọi người hướng đến mục tiêu hơn bởi vì chúng ta đang có động lực để tìm kiếm sự trật tự ở đâu đó.

Nói cách khác, một không gian làm việc lộn xộn có thể làm cho bạn làm việc hiệu quả hơn.

7. Fidgeting  (thói quen rung, lắc, vỗ với các bộ phận cơ thể và đồ đạc xung quanh để giải khuây)

Khi bạn đang ở trong cuộc họp với ông chủ của bạn, sẽ không hay nếu bạn cứ vặn vẹo trong ghế của bạn.

Nhưng vỗ vào chân hoặc lắc ngón tay trong khi bạn ngồi ở bàn làm việc có thể giúp ích cho sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có nhiều thói quen fidgeting giải khuây hơn trong khi làm việc có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những phụ nữ cho biết họ ít có các thói quen này.

Trên thực tế, các thói quen fidgeting dường như làm mất đi mối liên quan giữa ngồi lâu và tử vong.

Có rất nhiều đồ chơi giúp giải tỏa căng thẳng cho những người có các thói quen fidgeting. Ảnh: youtube

8. Tám chuyện

Tám chuyện đôi lúc cũng là một phương thuốc cho cảm xúc?! Ảnh: Fredzone

Không, đây không phải là cái cớ để nói xấu với người bạn thân nhất của bạn về mái tóc mới một người bạn thân khác đâu nhé! Các nghiên cứu cho biết rằng việc tám chuyện để giúp người khác có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi những người tham gia nghiên cứu quan sát việc gian lận trong một trò chơi thử thách niềm tin thì nhịp tim của họ tăng lên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cho phép người tham gia nghiên cứu có thể gửi đến những người chơi (thực ra là những người thuộc nhóm nghiên cứu) về bất cứ điều gì họ muốn, và khoảng một nửa đã chọn viết về cáchgian lận của người chơi đó lên giấy và gửi cho họ.

Các nhà nghiên cứu gọi hình thức truyền tải thông tin này là “giao tiếp tiền xã hội”. Sau khi những người gửi tin viết tham gia vào cuộc giao tiếp tiền xã hội đó, họ cho biết họ cảm thấy thoải mái hơn và nhịp tim giảm xuống.

9. Mở ngủ ban ngày

Trong năm 2010, các nhà nghiên cứu đã công bố một số nhận xét đáng chú ý cho thấy rằng việc để tâm trí bạn lang thang có thể khiến bạn không vui.

Nhưng dành vài phút cố ý để bản thântránh xa thực tại có thể làm cho bạn sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn.

Ví dụ, trong một nghiên cứu, được trích dẫn trong tờ The Harvard Business Review, khẳng định rằng để cho tâm trí của bạn lang thang trong khoảng 12 phút trong khi bạn đang làm việc với một nhiệm vụ khó khăn có thể giúp bạn tìm ra giải pháp khi bạn quay trở lại với nó.

10. Nói “ậm ừ”

Chúng ta thường “ậm ừ” khá nhiều để lấp khoảng trống trong các câu giao tiếp hằng ngày, phải không nào?

Nhưng một bài báo trên tờ Quartz mới đây đã nhấn mạnh các kết quả nghiên cứu về việc những từ “ậm ừ” lấp khoảng trống đó giúp cho người nghe tăng thêm hiểu và nhớ về những gì mà chúng ta nói.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại phát hiện rằng những người chăm chỉ lại là những người có xu hướng “ậm ừ” nhiều trong giao tiếp.

Thế Vĩnh (lược dịch từ The Independent)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc
Chỉ số PMI của S&P Global: Dấu hiệu suy yếu xuất hiện ở châu Á

Theo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) châu Á mới nhất được Tập đoàn đa quốc gia tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin và dữ liệu tài chính S&P Global công bố ngày 7/11, chỉ số sản lượng được điều chỉnh theo mùa đã giảm trên tất cả 7 danh mục chính trong tháng 10 vừa qua.

Chỉ số PMI của S P Global Dấu hiệu suy yếu xuất hiện ở châu Á
Đau tim - những “dấu hiệu nhỏ” có thể dẫn đến “nguy cơ to”

“Mệt mỏi, khó thở, đau ngực, phù chân, nhức đầu, hồi hộp… là những “dấu hiệu nhỏ” nhưng sẽ có “nguy cơ to” nếu bỏ qua. Tai biến tim mạch khi đó sẽ là nhồi máu cơ tim, đột qụi, suy tim, rối loạn nhịp tim và đột tử!”. Đây là khuyến cáo của GS.TS. Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Thừa Thiên Huế, về những nguy cơ tim mạch không truyền thống.

Đau tim - những “dấu hiệu nhỏ” có thể dẫn đến “nguy cơ to”
Dấu hiệu tích cực trong tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế

Trong 8 tháng đầu năm, ước tính, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 91,5 triệu người; tăng hơn 4,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2022. Độ bao phủ bảo hiểm y tế ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm 2022, nên có thể đạt 93% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm nay.

Dấu hiệu tích cực trong tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế
Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặng

Theo thông báo của Bộ Y tế (7/7) cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng; trong đó, đã có 3 trường hợp tử vong. Số mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh.

Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặng
Return to top