Thế giới Thế giới
100.000 người về quê ăn tết "chết cứng" ở ga Quảng Châu
Ngoài yếu tố thời tiết gây tắc đường làm trễ tàu, nhà ga Quảng Châu còn bị quá tải bởi nhiều người mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc ra nhà ga sớm hơn...2 ngày so với giờ tàu chạy.
![]() |
Biển người kẹt cứng ở ga Quảng Châu ngày 2-2 - Ảnh: Reuters |
Ngày 2-2, gần 100.000 người đã bị kẹt lại ga Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khi ra ga đón tàu về quê ăn tết. Nguyên nhân chính là tuyết lớn ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến hàng chục chuyến tàu bị trễ, dẫn đến biển người đứng chờ trong và ngoài nhà ga.
Một số người cho biết họ phải đứng đợi tàu suốt hơn 10 giờ trong cơn mưa tầm tã khi 32 chuyến tàu bị hoãn.
Nguyên nhân nữa là năm nay có nhiều người "lo xa" đã ra nhà ga sớm, có người ra sớm hơn giờ tàu chạy đến 2 ngày, khiến nhà ga càng thêm quá tải.
Theo báo chí Trung Quốc, hơn 2.600 nhân viên an ninh đã được huy động để giữ gìn trật tự. Trong khi đó, nhiều chuyến tàu điện ngầm và phà đã ngừng đưa khách đến nhà ga để "giảm" bớt đám đông.
"Chúng tôi phải cho khách đi nhà ga xuống dọc đường vì chúng tôi không được phép đến khu vực này nữa", một lái xe taxi cho tờ South China Morning Post biết.
Theo RT, an toàn đám đông được nhà chức trách đặt lên hàng đầu sau khi xảy ra vụ giẫm đạp tại lễ hội mừng năm mới ở Thượng Hải vào năm 2014 làm 36 người thiệt mạng và 47 người bị thương.
Mỗi năm, hàng triệu lao động nhập cư Trung Quốc rời các đô thị để về quê ăn tết, tạo thành cuộc "đại di cư" hàng năm lớn nhất thế giới.
Theo Tuổi Trẻ
- Hôm nay, Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp liên bang năm 2021 (21/04)
- IEA ban hành “cảnh báo nghiêm trọng” về lượng khí thải CO2 (21/04)
- Chủ tịch Cuba Canel được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng (20/04)
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025 (20/04)
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai (20/04)
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU (20/04)
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới (20/04)
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025 (19/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi”
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019
- Lãnh đạo Hàn Quốc, Bồ Đào Nha trao đổi thư chúc mừng 60 năm quan hệ ngoại giao