ClockThứ Hai, 19/12/2016 09:37

120 thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tiểu học bán trú

Từ tháng 1/2017, các trường tiểu học bán trú trên cả nước sẽ được tiếp cận phần mềm cung cấp miễn phí 120 thực đơn sẵn có, với 360 món ăn cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi.

Học sinh trường Trưng Trắc (TP HCM) thưởng thức bữa trưa theo thực đơn cân bằng dinh dưỡng

Phần mềm được Công ty Ajinomoto Việt Nam phát triển với sự tư vấn chuyên môn của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), phối hợp triển khai cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông Hiroharu Motohashi - Tổng giám đốc Ajinomoto Việt Nam cho biết, phần mềm lấy ý tưởng từ bữa trưa 10 món của trẻ em xứ sở mặt trời mọc.

Cách đây 40 năm, Nhật Bản thuộc nhóm thấp lùn nhất thế giới, nhưng nay chiều cao trung bình đã tăng lên 10cm, đạt 172cm với nam và 157cm với nữ. Kết quả đó có được là nhờ bộ Luật phát triển dinh dưỡng ban hành năm 1952, Luật bữa ăn học đường năm 1954, nỗ lực truyền thông giáo dục về bữa ăn học đường giúp cải thiện tầm vóc người Nhật.

Trong khuôn khổ dự án Bữa ăn học đường, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã phát triển bộ thực đơn giấy; bộ minh họa “3 phút thay đổi nhận thức” giúp nhà trường giáo dục học sinh về dinh dưỡng, tạo thói quen ăn uống lành mạnh; mô hình mẫu bếp ăn bán trú để các trường tham quan, học tập và áp dụng. Gần đây nhất là phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, với 120 thực đơn phù hợp với văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền và mức thu của các trường.

Giai đoạn 2012-2016, dự án triển khai tại 800 trường tiểu học bán trú thuộc 4 tỉnh thành (TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hà Nội). Kết quả khảo sát tại 27 trường ở Đà Nẵng, 42 trường của TP HCM được triển khai cho thấy, 97% học sinh đã ăn đa dạng thực phẩm, 59% trẻ hình thành thói quen ăn nhiều rau củ tốt cho sức khỏe. Trẻ được dùng bữa ăn cân đối dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển.

Ngoài thực đơn sẵn có, phần mềm còn giúp các trường tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món, sử dụng nguyên liệu tự chọn phù hợp với địa phương, kiểm tra dinh dưỡng của bữa ăn đang sử dụng. Phần mềm cũng giúp nhà trường tính toán và quản lý chi phí mỗi bữa cơm của học sinh.

Kết quả khảo sát tại 27 trường ở Đà Nẵng, 42 trường của TP HCM được triển khai cho thấy, 97% học sinh đã ăn đa dạng thực phẩm, 59% trẻ hình thành thói quen ăn nhiều rau củ tốt cho sức khỏe.

Tiến sĩ Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá cao nỗ lực của Ajinomoto Việt Nam, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế trong việc cải thiện dinh dưỡng và tầm vóc thế hệ tương lai. Việt Nam hiện nằm trong top 5 nước có chiều cao thấp nhất thế giới. Điều tra khẩu phần ăn của trẻ 6-11 tuổi tại 6 tỉnh thành cũng cho thấy, mức năng lượng chỉ đạt 76% nhu cầu khuyến nghị. Bữa ăn hàng ngày đáp ứng 45-59% nhu cầu canxi và 54-68% sắt của trẻ. Nhiều trẻ thích ăn thịt hơn rau, trái. Hệ quả là 13% trẻ 6-9 tuổi và 18% trẻ 9-11 tuổi thấp còi, trong khi 27% học sinh thành phố lại thừa cân béo phì.

Tiến sĩ Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên cho biết, để có cơ sở chỉ đạo triển khai phần mềm, Bộ Giáo dục Đào tạo và Ajinomoto Việt Nam đã tổ chức khảo sát 3.692 trường tiểu học bán trú tại 63 tỉnh thành, với 95% nơi có bếp ăn tập trung phục vụ cho 2,6 triệu học sinh. Kết quả cho thấy, hầu hết ý kiến thu nhận đều nhất trí cần cải thiện thực đơn bữa ăn và tập huấn chuyên môn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cho nhà bếp.

Bộ Giáo dục Đào tạo cũng triển khai các cuộc họp quan trọng nhằm lên kế hoạch triển khai, lấy ý kiến của Sở Giáo dục Đào tạo địa phương cùng các sở ban ngành liên quan. Từ cơ sở này cùng kết quả triển khai dự án thành công tại 4 tỉnh thành, Bộ Giáo dục Đào tạo quyết định cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia triển khai dự án Bữa ăn học đường trên quy mô cả nước, thông qua phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.

Để dự án phủ khắp toàn quốc, Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ đạo sâu sát các Sở Giáo dục Đào tạo địa phương, hướng dẫn và giám sát các trường thực hiện. Đối với trường tiểu học bán trú, trong quá trình áp dụng phần mềm thực đơn, cần phối hợp với phụ huynh để khuyến khích học sinh hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

Nắm bắt xu hướng nhu cầu về dinh dưỡng trong đời sống ngày càng cao, năm 2024, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu mở khóa đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng đầu tiên.

Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn
Hàn Quốc: Hơn 150 trường tiểu học không có học sinh lớp 1

Bộ Giáo dục Hàn Quốc mới đây cho biết tổng cộng 157 trường tiểu học trên khắp cả nước sẽ không có học sinh lớp 1 nào nhập học vào tháng 3 này, do số lượng học sinh mới dự kiến sẽ thấp kỷ lục trong năm học sắp tới.

Hàn Quốc Hơn 150 trường tiểu học không có học sinh lớp 1
Trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Quảng Điền

Ngày 22/1, tại trường tiểu học số 1 Quảng Thành (xã Quảng Thành, huyện, Quảng Điền), Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức chương trình tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở 2 trường tiểu học thuộc xã Quảng Thành.

Trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Quảng Điền
Giữ ấm cho người bệnh ngày đông

Cùng với khám chữa bệnh, các bệnh viện đã quan tâm đầu tư trang thiết bị chăm sóc, giữ ấm khi trời chuyển lạnh. Người bệnh được hưởng các tiện nghi đảm bảo sức khoẻ, nâng cao thể trạng, yên tâm điều trị… ​

Giữ ấm cho người bệnh ngày đông

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top