ClockChủ Nhật, 31/12/2017 08:44

2017 - Năm của hợp tác vì tương lai chung

TTH - Sau một năm hợp tác thành công trên nhiều lĩnh vực, các quốc gia khu vực châu Á và thế giới đang hướng đến một năm mới 2018 với những triển vọng tích cực, bất chấp không ít khó khăn đang tồn tại.

Tuần lễ cấp cao APEC 2017 thành công tốt đẹpChào đón lãnh đạo nền kinh tế Nga, Mỹ, Trung dự APEC 2017Chủ tịch nước mời CEO APEC 2017 tham quan Quần thể di tích Cố đô HuếAPEC 2017 nâng cao vị thế và vai trò của Việt NamBình đẳng giới là trung tâm của sự phát triển kinh tế và nguồn nhân lực

Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017. Ảnh: EPA

Những hợp tác chính

Nổi bật trong số đó là Năm APEC Việt Nam 2017, khi lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Đà Nẵng về tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung, thống nhất 5 nội dung quan trọng thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội; khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số; các chính sách, biện pháp chiến lược nhằm phát triển những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo; cam kết hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; nhóm tầm nhìn APEC nhằm hỗ trợ quan chức xác định hướng đi và tương lai của diễn đàn sau năm 2020.

Nhận định về kết quả của APEC 2017, tờ DW dẫn lời chuyên gia Daniel Muller, Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại châu Á - Thái Bình Dương (OAV) cho rằng, APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh thương mại tự do đa phương đang trong khủng hoảng sâu sắc, nhất là khi Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính vì thế, APEC 2017 là cơ hội quý báu để các quốc gia khu vực châu Á gặp gỡ và thảo luận, tạo dựng lập trường chung về thương mại và kinh tế.

Trong một động thái liên quan, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, ông Alan Bollard cho rằng, tất cả các nền kinh tế APEC cùng nhau thảo luận về cách để hội nhập kinh tế khu vực tiến lên, đồng thời đưa ra những kế hoạch hành động trong năm nay, một năm được nhận định là nhiều thách thức đối với tất cả các nền kinh tế.

Cũng trong khuôn khổ APEC 2017, bộ trưởng các nước thành viên cũng đạt thỏa thuận về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thay thế cho TPP.

Với những thành công đạt được trong Năm APEC 2017, tạp chí The Ecomic Times nhận định: “Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tư cách là chủ nhà đã nỗ lực hài hòa lợi ích, tìm kiếm nền tảng chung để thu hẹp sự khác biệt và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên APEC”.

Bên cạnh đó, tờ Bangkok Post khẳng định, sự thành công của APEC sẽ tăng cường mạnh mẽ vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Năm 2017 cũng đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN (8/8/1967-8/8/2017). Trải qua nửa thế kỷ, ASEAN khẳng định mình là một thực thể chính trị - kinh tế mạnh mẽ và gắn kết, có vai trò trung tâm đối với hòa bình, an ninh ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.   

Với chủ đề “Chung tay tạo đổi thay, kết nối với toàn cầu”, hợp tác ASEAN năm 2017 có 6 định hướng ưu tiên, gồm: Xây dựng ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu vực; tăng cường an ninh và hợp tác hàng hải; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và dựa trên sáng tạo; nâng cao năng lực tự cường của ASEAN; đưa ASEAN trở thành hình mẫu hợp tác khu vực và thúc đẩy vai trò toàn cầu của ASEAN.

Qua đó, các quốc gia thành viên ASEAN đều đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong số các quốc gia đang phát triển.

Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, GDP của ASEAN dự kiến đạt 4.700 tỷ USD đến năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới đến năm 2030.

Trong bối cảnh thế giới năm nay phải đối mặt với vô số thách thức từ biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người, ngày 6/11, Hội nghị Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP23) tại thành phố Bonn, Đức được tổ chức để các nhà lãnh đạo cùng thảo luận, đề ra phương án giải quyết và khắc phục hậu quả, trong bối cảnh không có có sự tiếp tục hợp tác của Mỹ trong việc ký hết hiệp định Paris.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất châu Âu thay thế Mỹ thực hiện các cam kết tài chính với Hiệp định Paris, cùng lúc nhấn mạnh Pháp đặt mục tiêu sẽ đóng cửa toàn bộ các nhà máy nhiệt điện vào năm 2021 và cấm khai thác, sản xuất dầu khí tự nhiên từ năm 2040.

Ngoài ra, khoảng 20 nước, trong đó có Anh, Canada, Mexico... đã tuyên bố thành lập “Liên minh chống sử dụng than đá” nhằm duy trì cam kết với Thỏa thuận Paris đạt được hồi năm 2015.

Trong một lĩnh vực khác, Mỹ và Nga cũng chứng kiến nhiều sự hợp tác trong công cuộc bảo vệ an ninh và đối phó với các thế lực thù địch, khủng bố. Nhất là sau khi cơ quan tình báo Mỹ mật báo cho Chính phủ Nga ngăn chặn kịp thời một cuộc khủng bố đã được lên kế hoạch trước đó. Đây được xem là những dấu son, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các quốc gia trước những vấn đề còn tồn tại, gây ảnh hưởng đến lợi ích và tương lai chung.

Mở ra triển vọng mới

Sau những kết quả hợp tác tốt đẹp trong năm 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thống nhất dự đoán, nhiều khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ chạm mức hơn 3% - mức tăng đỉnh điểm trong 8 năm trở lại đây. Cụ thể, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chứng kiến mức tăng trưởng vào khoảng 6,4%, tình hình kinh tế của Malaysia và Thái Lan cũng được dự báo sẽ có sự phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định vào khoảng 2,2%, trong khi kinh tế châu Âu sẽ chứng kiến nhiều dấu hiệu phục hồi trong năm 2018.

Về phía Việt Nam, hãng tin Bloomberg cho rằng, sau khi tham gia các hoạt động hợp tác với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ bước sang năm 2018 với tốc độ phát triển mở rộng nhất định, nhờ vào sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và kết quả từ những nỗ lực trong quá trình xuất khẩu và thành công trong công cuộc đẩy mạnh tăng trường GDP, kiểm soát lạm phát, tái cơ cấu theo hướng chất lượng – hiệu quả.

Trong một dữ liệu có liên quan, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự đoán mức độ tăng trưởng của Việt Nam vào khoảng hơn 6%. Trong trường hợp lãnh đạo và các ban, ngành tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng có thể lên đến 7% trong năm tới. Cùng với những thành công trong nỗ lực xây dựng niềm tin của các chủ đầu tư nước ngoài, khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều được kỳ vọng sẽ có được môi trường hoạt động hiệu quả và phát triển vượt bậc.

LÊ THẢO – HẠNH NHI

(Tổng hợp và lược dịch từ UN Environment, Sputniknews, ASEAN, ADB, Reuters & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
Return to top