ClockThứ Ba, 30/01/2018 06:11

3 phường thua... bầy bò?!!

TTH - Hơi...hỗn, nhưng xin lỗi, là vì quá bực bội nên thú thật trong tôi đôi lúc đã thoáng nghĩ như vậy.

Bò thả rong cản trở giao thông

Ấy là chuyện không biết bò của ai, cả một bầy to nhỏ chí mén có khi lên đến gần chục con cứ thả đi lang thang suốt ngày này sang tháng khác. Không người chăn dắt nên chúng cứ mặc nhiên thích đi đâu thì đi, ngủ đâu thì ngủ. Khi thì thấy nghênh ngang trên đường Lê Ngô Cát, lúc thì thấy ở đường Huyền Trân Công Chúa, lúc khác nữa thì ở đường Võ Văn Kiệt, Minh Mạng, Thanh Hải, Trần Thái Tông...

Bò nghênh ngang trên đường Lê Ngô Cát

Vì là... bò nên hễ thấy chỗ nào có thức ăn là chúng cứ điềm nhiên thủng thẳng tiến đến. Nhiều nhà kêu trời van đất do chỉ trong thoáng chốc vườn rau màu của gia đình đã chui êm vào bụng bò hoặc bị giẫm đạp tanh bành. Cũng vì là bò nên chúng cứ đường ta rộng thênh thang ta bước, dàn hàng ngang hàng dọc nghênh ngang, bất chấp xe cộ. Đã vậy lại còn phóng uế lung tung, coi thường cả... khách du lịch.

Có khi đi mãi cũng chán, chúng thoải mái nằm ngay giữa đường lộ mơ màng nhai lại, nhìn người qua xe về bằng nửa con mắt. Vào ban đêm, cả bầy kéo nhau nằm ngủ khi thì giữa ngã ba Minh Mạng- Lê Ngô Cát, lúc thì giữa ngã ba Minh Mạng- Võ Văn Kiệt... Mà nguy hiểm nhất là ở điểm Minh Mạng- Võ Văn Kiệt, do ở đây rất tối bởi chưa có đèn đường. Cả bầy bò nằm giữa đường đen thui chẳng khác gì phục kích. Các phương tiện giao thông không khéo lãnh sẹo như bỡn do tông phải bò. Mà cũng không phải là không khéo nữa, cư dân quanh ngã ba này cho hay đã có một số trường hợp dính chưởng lũ bò này nhưng không biết kêu vào đâu. Chửi mắng thì cũng như đàn gảy tai... bò, thôi tự trách là xui xẻo mà xức dầu mua thuốc dưỡng thương.

Điều đáng nói là tình trạng phiền toái, nguy hiểm và vi phạm luật giao thông này diễn ra từ rất lâu rồi. Ý kiến than phiền nhiều, báo chí phản ánh cũng lắm, kể cả hiến kế để khắc phục, nhưng rồi tình hình không thấy chuyển biến. Địa bàn mà lũ bò này “hoạt động” ít nhất cũng liên quan đến 3 phường: Thủy Xuân, Trường An, Thủy Biều. Bởi mới nói “3 phường thua...bầy bò” là vậy.

Chưa có điều kiện nghiên cứu sâu cho nên không rõ chế tài với trường hợp cụ thể này đã có chưa? Nếu chưa, xin các phường hãy họp HĐND và quyết nghị cho phép lực lượng chức năng của phường có biện pháp thu gom, tạm giữ đàn bò “mất nết” này. Sau đó thông báo để chủ nhân của chúng đến nộp tiền “bảo lãnh” và phải ký cam kết không được để tái diễn tình trạng bò thả rông. Nếu không thấy chủ nhân đến nhận, cho phép hóa giá. Một phần trích thưởng cho cho lực lượng đã có công thu gom và chăm sóc lũ bò trong thời gian chúng được tạm giữ, một phần sung làm công quỹ. Quyết liệt như thế, bò làm sao có cửa... thắng phường?!!

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
An toàn gia súc, gia cầm trong dịp tết

Mặc dù các loại dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi… được khống chế, nhưng ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) không chủ quan và luôn chủ động kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm gia súc, gia cầm (GSGC) trong dịp tết.

An toàn gia súc, gia cầm trong dịp tết
Bảo vệ gia súc trong mùa rét

Tình hình mưa rét còn diễn biến phức tạp đến cuối tháng 12/2023, Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương phổ biến kinh nghiệm phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc và triển khai phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra.

Bảo vệ gia súc trong mùa rét
Khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm

Từ đầu năm đến nay, mặc dù các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng, viêm da nổi cục ở các tỉnh diễn biến phức tạp, song ở Thừa Thiên Huế, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) cơ bản được khống chế, không xảy ra. Trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện tình trạng xuất, nhập gia cầm lậu.

Khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm
Phòng, chống đói, rét cho gia súc

Dự báo thời tiết thời gian đến diễn biến phức tạp, có thể xảy ra nhiều đợt mưa bão, lũ lụt, rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến đàn gia súc (GS).

Phòng, chống đói, rét cho gia súc
Return to top