ClockThứ Ba, 08/10/2019 13:00

“4.0” ở Xi măng Đồng Lâm

TTH - Ra đời và phát triển khá muộn, nhưng Xi măng Đồng Lâm đã và đang khẳng định được chỗ đứng nhờ mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Xi măng Đồng Lâm: Gắn sản xuất với giải quyết quyền lợi của người dânXi măng Đồng Lâm: Làm đẹp những con đườngXi măng Đồng Lâm đã trở thành thương hiệu mạnh

Các khâu sản xuất đều được giám sát, điều khiển tự động

Tự động hóa

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học mà khâu đột phá là trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học…

Để bắt kịp xu hướng, xi măng Đồng Lâm đã có những đầu tư nhằm phát triển khoa học công nghệ, khoa học quản trị, duy trì năng lực cạnh tranh,… đảm bảo vận hành, năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển và Dịch vụ kỹ thuật Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, cho biết: Toàn bộ thiết bị dây chuyền nhà máy được vận hành với hệ thống điều khiển tự động hóa cao. Vì thế, lực lượng nhân công được tiết giảm đáng kể. Máy móc ngoài chức năng chính (đập, nghiền, vận chuyển, nung đốt…) được trang bị thêm các tính năng giám sát, phân tích, tự động điều khiển làm thay những công việc nặng nhọc cho con người. Đa phần nguồn nhân lực chỉ thực hiện thao tác vận hành trên máy tính, giám sát, kiểm tra máy móc hoạt động tại hiện trường, bảo trì thiết bị dây chuyền theo định kỳ...

Công tác vận hành, điều khiển dây chuyền được thực hiện tại phòng điều khiển trung tâm. Các kỹ sư sẽ vận hành và giám sát điều chỉnh kịp thời các thông số khi có thay đổi hoặc xử lý sự cố thiết bị xảy ra thông qua hệ thống điều khiển trên máy tính. Tất cả các công đoạn sản xuất của toàn bộ nhà máy như: chuẩn bị nguyên liệu, nghiền liệu, lò nung, nghiền than, nghiền xi măng và xuất sản phẩm được tự động hóa hoàn toàn.

Các máy tính vận hành được kết nối với các bộ điều khiển thông qua hệ thống điều khiển phân tán (hệ thống điều khiển cho một dây chuyền sản xuất trong đó các bộ điều khiển không tập trung tại một nơi mà được phân tán trên toàn hệ thống với mỗi hệ thống con được điều khiển bởi một hoặc nhiều bộ điều khiển). Để tăng độ tin cậy, hệ thống điều khiển phân tán được thiết kế kiểu song song, có dự phòng nóng, phòng những tình huống hư hỏng.

Trên cơ sở nền tảng công nghệ, quá trình vận hành, giám sát đều được số hóa toàn bộ quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Sử dụng thiết bị hiện đại có tự động cao, tích hợp công nghệ phân tích trực tuyến và phần mềm điều chỉnh phối liệu thông minh… để tăng năng suất, giảm tác động của con người và nâng cao chất lượng sản phẩm; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Nhân sự là trung tâm

Trong sản xuất, công nghệ được xem là nòng cốt. Bên cạnh ưu tiên công nghệ mang lại hiệu suất làm việc cao, chất lượng sản phẩm tốt, các giải pháp công nghệ đảm bảo thân thiện môi trường cũng được triển khai. Thông qua quy trình kiểm soát chất lượng khí thải, chỉ số bụi không khí tại từng dây chuyền sản xuất, xi măng Đồng Lâm đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nồng độ khí thải, nồng độ bụi, hệ thống camera giám sát tại nhiều khu vực sản xuất. Đồng thời, nhà máy còn kết hợp với phủ xanh diện tích cây xanh tại tất cả các diện tích đất trống tại nhà máy.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm được đầu tư đồng bộ thiết bị và công nghệ chủ lực hiện đại, tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất xi măng Đồng Lâm không ngừng thay đổi, luôn tìm hiểu để cải tạo, thay thế hoặc đầu tư thêm các thiết bị với thế hệ mới hơn nhằm khai thác tối đa hiệu quả mà công nghệ của thế giới mang lại. Đồng thời, tăng tự động hoá ở mức cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động sản xuất.

Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi Xi măng Đồng Lâm có những đầu tư trong hoạt động đào tạo nhân sự.

Giám đốc Bộ phận nhân sự, bà Trần Thị Thu Hoa cho hay, chiến lược phát triển nguồn nhân lực là một trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Trước mắt, công ty tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện hữu của doanh nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ, chuyên viên chủ chốt thông qua các hoạt động huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng (chú trọng 3 kỹ năng: thành thạo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; biết ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh...; thành thạo công nghệ thông tin, máy tính) để nâng cao năng suất lao động.

Công ty coi trọng công tác tuyển dụng, có chiến lược "săn" nhân lực để bổ sung nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Cùng với đó, Đồng Lâm khuyến khích cán bộ công nhân phát huy tính sáng tạo, năng lực nghiên cứu nhằm tối ưu hóa các giải pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc, tiến tới thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top