ClockThứ Năm, 17/01/2019 14:55

4 thách thức kỹ thuật số của ngành viễn thông châu Á-Thái Bình Dương

TTH.VN - Ngành viễn thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh, chủ yếu được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư vào mạng lưới và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động Internet di động.

ASEAN – thị trường viễn thông nhiều tiềm năngSingapore: Bổ sung 13.000 việc làm mới trong hệ thống ngành công nghiệp truyền thông

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Shutterstock

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa phối hợp với công ty tư vấn quản lý Accenture ước tính, trên phạm vi toàn cầu, số hóa có thể đóng góp giá trị khoảng 100 nghìn tỷ USD cho ngành công nghiệp viễn thông trong thập kỷ tới.

Hiện có hơn 50 nhà khai thác viễn thông và khoảng 2,2 tỷ thuê bao trong khu vực. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á đang có sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động Internet di động, kỹ thuật số và truyền thông xã hội, đồng thời được xác định là khu vực dẫn đầu trong không gian này với hơn 370 triệu người dùng Internet. Trên thực tế, đây là thị trường lớn thứ 3 trên toàn cầu về sử dụng Internet.

Nhằm theo kịp sự phát triển, mọi nhà khai thác viễn thông hiện đang tạo ra những trải nghiệm mới để giúp khách hàng dễ dàng tham gia với họ, cũng như cho phép nhân viên phục vụ khách hàng một cách liên tục, để khách hàng không chuyển sang đối thủ cạnh tranh cung cấp trải nghiệm tốt hơn.

Số hóa ảnh hưởng rất lớn đến kỳ vọng của khách hàng, vì vậy để giành chiến thắng trong cuộc đua giành sự tham gia và trung thành của khách hàng, đòi hỏi các công ty viễn thông cung cấp những trải nghiệm và tính năng kỹ thuật số một cách hiệu quả, kịp thời và có lợi.

Dưới đây là 4 thách thức về số hóa mà ngành công nghiệp viễn thông tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt:

1. Sự phát triển của quy trình sản xuất phần mềm truyền thống

Mặc dù mọi tổ chức đều biết đến tầm quan trọng của phần mềm, cách thức phần mềm được thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và phân phối ở quy mô ngày nay rất chênh lệch với khách hàng và kỳ vọng trải nghiệm giao diện phát triển một cách nhanh chóng.

Những quy trình sản xuất truyền thống này không cho phép sự phát triển và thử nghiệm phần mềm nhanh chóng trước khi được đưa ra cơ sở khách hàng rộng hơn. Nhiều tổ chức dành một lượng thời gian đáng kể cho các ý tưởng và thiết kế, và sau đó xây dựng với mong muốn sẽ đáp ứng yêu cầu ban đầu. Thách thức là điều này ngăn cản các tổ chức có thể thu được phản hồi của khách hàng liên tục và kết hợp nó vào thực tiễn phần mềm hiện đại.

2. Hệ thống cũ kém linh hoạt

Mọi tổ chức đang vật lộn với cách họ đối phó với các hệ thống cũ. Ngành công nghiệp này cần học cách cân bằng các ràng buộc của những hệ thống cũ với nhu cầu đổi mới ở tốc độ khởi động, nhằm bắt kịp với sự gián đoạn.

3. Độ phức tạp của sản phẩm

Nhiều tổ chức phải đối mặt với khung thời gian trung bình là 6 tháng để ra mắt và thay đổi các biến thể sản phẩm. Sự phức tạp của các sản phẩm và quy trình hiện tại gây khó khăn cho việc cá nhân hóa trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân.

Do đó, các tổ chức đang đầu tư vào những nền tảng số hóa mới, mang lại sự linh hoạt đáng kể thông qua khả năng tạo ra các dịch vụ siêu nhỏ mới. Loại dịch vụ này đơn giản hơn để tích hợp với các thành phần có thể tái sử dụng, cho phép sự đổi mới và cá nhân hóa mà không làm tăng sự phức tạp.

4. Quy trình thủ công

Thách thức đối với bất kỳ tổ chức nào là cách họ xử lý các quy trình thủ công khi xây dựng trải nghiệm phần mềm mới cho khách hàng của mình. Các doanh nghiệp đang đối phó với khái niệm liên tục thay đổi và cập nhật mọi thứ họ có.

Trong một động thái liên quan, Pivotal và các công ty nghiên cứu Longitude và Ovum gần đây đã thực hiện một cuộc khảo sát trên hơn 1.600 giám đốc điều hành công nghệ thông tin đến từ 6 quốc gia và 5 ngành công nghiệp, bao gồm ngành viễn thông. Trong số các kết quả khảo sát, chỉ có 38% số người được hỏi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, việc triển khai phần mềm là hầu hết hoặc hoàn toàn tự động.

Để theo kịp sự sáng tạo đổi mới của ngành công nghiệp toàn cầu, các nhà khai thác cần suy nghĩ lại cách họ sử dụng thời gian của các nhà phát triển. Giải phóng chúng thông qua tự động hóa có thể cho phép họ làm việc trên các dự án theo định hướng giá trị, chẳng hạn như viết mã cho các sản phẩm hoặc tính năng mới, cuối cùng sẽ thu hút khách hàng.

Tương lai ngành viễn thông

Các nhà lãnh đạo của ngành viễn thông trên toàn khu vực đang nỗ lực thực hiện những chiến lược kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi sự sáng tạo đổi mới sẽ đáp ứng và vượt qua trải nghiệm của khách hàng, đồng thời làm giảm chi phí.

Ngành viễn thông đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối con người, địa điểm và ý tưởng trên toàn cầu thông qua hệ sinh thái kỹ thuật số. Bằng cách vượt qua những thách thức này và suy nghĩ một cách thông minh về các chiến lược kỹ thuật số, ngành viễn thông sẽ có thể tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới, thúc đẩy sự trung thành của khách hàng trong khu vực.

Lê Thảo (Lược dịch từ Telecom Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện từ Sốnglab

“Tôi không cố gắng làm những điều khác biệt, chỉ làm điều bản thân nghĩ là đúng và nên làm, như khi khởi nghiệp với mô hình co-working space (mô hình chia sẻ không gian chung với nhiều doanh nghiệp khác nhau) tích hợp yếu tố văn hóa, nghệ thuật từ 8 năm trước. Và nay, là không gian nghệ thuật kỹ thuật số Sốnglab tại Huế” - nhà sáng lập Dương Đỗ chia sẻ.

Chuyện từ Sốnglab
ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ, trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, những thách thức như sự khác biệt về kinh tế - xã hội và các cơ chế quản lý cần phải được giải quyết.

ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số

TIN MỚI

Return to top