4 tội lớn nhất của Chu Vĩnh Khang
TTH.VN - Wall Street Journal tiết lộ những tình tiết nên biết về Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc đã bị kết án chung thân hôm 11/6 với nhiều tội danh.
Chu Vĩnh Khang bị kết tội nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia.
Hình ảnh của Chu Vĩnh Khang được Reuters mô tả là tóc bạc trắng, khác hoàn toàn với lúc ông bị bắt.
![]() |
Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân với nhiều tội danh (ảnh chụp từ màn hình CCTV) |
Theo Reuters, Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị đưa ra xét xử từ những năm 1980 tới nay và là vụ án tham nhũng lớn nhất trong 70 năm thành lập nước CHDCND Trung Hoa.
1.Chu Vĩnh Khang từng cùng Bạc Hy Lai âm mưu gây chính biến
Wall Street Journal tiết lộ Chu Vĩnh Khang từng thông đồng với Bạc Hy Lai kết bè kết đảng. Hai người từng có một cuộc nói chuyện bí mật tại Trùng Khánh, triệt để phủ định lý luận và thực tiễn cải cách mở cửa của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Trước đó, tờ “Tuần san Phượng Hoàng” cũng từng thông tin Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đã biểu thị “muốn đánh một trận lớn”. Sau đó, Chu Vĩnh Khang không những không báo cáo những lời nói và hành động của Bạc Hy Lai cho Trung ương, ngược lại khi về Bắc Kinh còn nói với các thân tín then chốt của mình rằng “chúng ta phải hoàn thành đại sự này, những người như Bạc Hy Lai cần phải lợi dụng, ông ta có thể giúp chúng ta tiến lên.”
“Tuần san Phượng Hoàng” còn tiết lộ trong vấn đề cấu kết bè phái, Chu Vĩnh Khang rất ngoan cố, bất cứ ai không tuân theo ý kiến của ông ta đều sẽ bị trả thù.
2. Chu Vĩnh Khang bị tố nghe lén ông Tập Cận Bình
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang được cho là đã lợi dụng vị trí của mình để theo dõi nhiều lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hai quan chức liên quan tới việc điều tra cho biết Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, “đã lợi dụng việc nghe lén qua điện thoại và những phương pháp khác để thu thập thông tin về tài sản gia đình, cuộc sống cá nhân và quan điểm chính trị của các lãnh đạo Trung Quốc”.
Ông cũng sử dụng Lương Khắc, cựu cục trưởng Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh, để lấy thông tin về các lãnh đạo đảng. Ông Lý Đông Sinh, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã làm rò rỉ một số thông tin này lên các trang web tiếng Trung ở hải ngoại. Ông Lý đã bị buộc tội nhận hối lộ, trong khi đó ông Lương mới bị cách chức nhưng chưa chính thức bị điều tra.
4. Tham nhũng “ác liệt”
Reuters từng có báo cáo cho rằng tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ có giá trị khoảng 90 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 14,5 tỷ USD. Tài liệu của New York Times cho thấy con trai ông, chị em dâu và thông gia nắm giữ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD, phần lớn là từ ngành dầu khí Trung Quốc.
Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đề cập đến cáo buộc Chu Vĩnh Khang là người chỉ đạo 5 mạng lưới tham nhũng gồm mạng lưới ở tỉnh Tứ Xuyên, trong ngành dầu khí, ngành công an, mạng lưới các thư ký và mạng lưới gia đình, họ hàng: “Ông Chu hình thành một khối tội phạm”.
3. Chu Vĩnh Khang - người quyền lực thứ ba một thời ở Trung Quốc
Cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang từng được cho là giữ vị trí quyền lực lớn thứ ba ở nước này, chỉ sau Chủ tịch nước và Thủ tướng.
Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Chu từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Công an, phó bí thư Ủy ban Chính pháp.
Năm 2007, Chu được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp đầy quyền lực, quản lý các lĩnh vực an ninh, công an, tòa án, kiểm sát.
Ông này từng là một trong 9 người quyền lực nhất Trung Quốc cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2012. Chu Vĩnh Khang bị bắt tháng 12/2014 với nhiều cáo buộc, như nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia.
Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết an chung thân với những tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia./.
Theo VOV
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19 (07/03)
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19 (07/03)
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN (07/03)
- Tổng thống Ukraine ấn tượng với những thành tựu của Việt Nam (07/03)
- Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD (07/03)
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại” (06/03)
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson (06/03)
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4 (06/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN