ClockThứ Bảy, 05/01/2019 08:31

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình ở chiến trường.

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: chờ sách thì rất lâu!

40 năm chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã trôi qua nhưng ký ức của những người trong cuộc vẫn còn mãi đậm sâu. Nhớ lại những năm tháng ấy, những người trong cuộc luôn tự hào rằng bản thân đã được tham gia bảo vệ Tổ quốc, tham gia lật đổ chế độ Pol Pot, giải phóng nhân dân Campuchia có nguy cơ bị diệt chủng.

Quân tình nguyện Việt Nam ở mặt trận Campuchia. Nguồn: TTXVN

Ông Lê Văn Hiển (hay còn gọi với tên thân quen là Sáu Hạnh) nhớ lại: Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, đất nước hòa bình chưa đầy 2 năm, nhiều cán bộ, chiến sĩ mới trải qua cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thì tiếp tục quay trở lại cầm súng để bảo vệ biên giới Tây Nam, chống lại chế độ diệt chủng Pon Pot.

Với ông, mỗi khi gặp lại đồng đội cùng tham gia chiến đấu thì những ký ức về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lại ùa về, với nhiều kỷ niệm vui buồn xen lẫn nhau. Nhưng có lẽ, niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà đến giờ ông sẽ không bao giờ quên là mình đã hoàn thành được nhiệm vụ đất nước đã giao phó, cùng chung sức với quân và nhân dân Camphuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pon Pot và giúp nước bạn kiến thiết đất nước.

“Điều phấn khởi là đi tới đâu mình giúp bạn tới đó, đi tới đâu đùm bọc giúp bạn, giáo dục, cho thuốc men. Nhân dân Campuchia đều mừng vì bộ đội Việt Nam giúp, đi tới đâu người ta thương tới đó” – ông Lê Văn Hiển nhớ lại.

Trong ký ức những cán bộ, chiến sĩ tham gia cuộc chiến tranh thì có lẽ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam phải chứng kiến những cảnh hoang tàn, đổ nát và sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Pon Pot, đi tới đâu cũng thấy cảnh người dân bị giết hại một cách dã man.

Thiếu tướng Lê Thanh Sơn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ chia sẻ, trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam nhiều khi chứng kiến cảnh tàn ác của Pon Pot, ông và các đồng đội đã không cầm được nước mắt. Cũng chính vì sự tàn bạo đó mà cán bộ, chiến sĩ phải quyết tâm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cùng với quân và nhân dân Campuchia đánh thắng chế độ diệt chủng Pol Pot.

Trong cuộc chiến tranh, mỗi khi thấy người dân nước bạn đói khổ là bộ đội lại nhường cơm, sữa cho người dân nên được người dân nước bạn càng thêm tin yêu.

“Hòa bình chưa được bao nhiêu ngày, anh em chiến sĩ lại đi bảo vệ biên giới, giúp cho bạn, rồi hy sinh. Chúng tôi rất xúc động, nhớ mãi những đồng chí, đồng đội của mình đã hy sinh” - Thiếu tướng Lê Thanh Sơn xúc động nói.

Thiếu tướng Lê Xã Hội, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 9 cho biết, sự tàn bạo của chế độ Pon Pot đã làm cho tinh thần quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần đoàn kết, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc và giúp bạn hồi sinh đất nước, để người dân Campuchia được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Sau ngày nước bạn giải phóng vẫn còn nhiều cán bộ, chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng nhân dân nước bạn thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.

Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam gian khổ, ác liệt đó đã biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình trên chiến trường. Với những người trực tiếp tham gia chiến đấu thì những ký ức lại ùa về mỗi khi được gặp lại đồng đội cùng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn đại biểu tỉnh tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào

Từ ngày 4 - 6/4, đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay Lào và tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh Sê Kông . Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ.

Đoàn đại biểu tỉnh tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào
Chầm chậm tháng Ba

Tháng Ba, đôi khi mình muốn ngồi thật lâu dưới một tán cây. Những dải nắng trùng trình rọi qua vòm lá rậm, rắc mật lên bờm hoa mê mướt tím, đậu lại trên đôi cánh bầy sẻ đang mổ vào hư vô. Màu xanh ngợp đầy của lá tràn vào lồng ngực tháng Ba, như thôi thúc người ta hoài vọng về một quãng đồng mùa con gái, một cánh rừng rộng đến mộng mị, hay ấp ủ chiêm bao trong mảnh vườn tuổi nhỏ. Lứa gió đầu xuân hãy còn hây hẩy, nhu mì, nhón tay mở những cánh cửa tỉnh thức, thả bầy ý nghĩ đi rong. Giữa quãng vắng tưởng như bất động, mình ngồi đợi những xa xôi quay về.

Chầm chậm tháng Ba
Ký ức rồng xanh

Ấn tượng về rồng sớm nhất trong tôi mà đến nay còn lưu giữ, là con rồng ở đình làng; ngôi đình được xây dựng lại. Sợ chiến tranh tàn phá, xã mang sắc bằng, kèo cột cất giấu trong làng. Tôn tạo lại đình tuy nhỏ hơn song vẫn mang dáng vóc ngày xưa. Tôi nhớ câu thơ truyền trong dân gian mà mấy cụ đọc lại về ngôi đình bị hư hại bởi đạn bom, trước lúc nó được tháo dỡ đem cất: “Đình làng nay không rồng bay phượng múa/ Đứng trụi trần như bốt gác đầu thôn…”.

Ký ức rồng xanh
Ký ức mặn nồng & rực đỏ

Té ra cái vùng Ngũ Điền từng rất khổ, rất xa, rất khó khăn nhiều bề quê tôi có khá đông người làm nghề viết, cả văn và báo. Trong đó có anh bạn trẻ, phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế, giờ “trở chứng”, toàn viết trên trang facebook của mình về kỷ niệm, tập hợp lại, in tới mấy cuốn sách hót hòn họt. Toàn thời đói khổ mà vui.

Ký ức mặn nồng  rực đỏ
Return to top