420.000 người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến thực phẩm
TTH.VN - Trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người chết do các bệnh liên quan đến thực phẩm thiếu an toàn, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
![]() |
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Margaret Chan (phải) thăm chợ quốc tế Rungis, ngoại ô thủ đô Paris, Pháp ngày 7/4. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Đây là kết quả trong báo cáo mới nhất về an toàn thực phẩm toàn cầu vừa được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công bố.
Ông Peter Sousa Hoejskov - chuyên gia WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết nghiên cứu trên được tiến hành từ năm 2008, nhằm thu thập các số liệu chính xác trên toàn cầu và tại tất cả các khu vực về các bệnh liên quan tới thực phẩm chẳng hạn như số lượng người mắc bệnh, các bệnh mà họ mắc phải, nguyên nhân... để từ đó có thể cung cấp thông tin toàn diện cho các nhà hoạch định chính sách, giới chức y tế và người dân.
Đối với riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, có khoảng 52.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thực phẩm và có khoảng 125.000 người bị nhiễm bệnh cũng do nguyên nhân này. Tuy nhiên, con số này có thể còn thấp hơn so với thực tế, bởi nhiều người mắc bệnh do vấn đề thực phẩm không tới khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế.
Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các bệnh liên quan tới thực phẩm. Trong khi đó, khu vực có nhiều người tử vong nhất (175.000 người) vì nguyên nhân này là Nam Á, tiếp đến là châu Phi với130.000 ca tử vong.
Tiêu chảy là bệnh mà người dân khu vực Tây Thái Bình Dương hay mắc phải nhất, trong khi xét trên toàn khu vực Tây Á, các ca tử vong đa phần xuất phát từ nguyên nhân nhiễm aflatoxin (độc tố nấm mốc).
Ngoài ra, còn có những ca bệnh nhiễm viêm gan A do quá trình chế biến và bảo quản các sản phẩm từ sữa không đảm bảo ở Australia, New Zealand hay Nhật Bản.
Trong báo cáo lần này, WHO một lần nữa nhấn mạnh các hướng dẫn về an toàn thực phẩm như rửa tay kỹ, nấu chín thực phẩm, sử dụng nước sạch trong chế biến... để phòng ngừa bệnh tật.
Không chỉ có vậy, tổ chức này còn đưa ra số liệu cho thấy gánh nặng kinh tế mà các bệnh liên quan tới thực phẩm gây ra cho người bệnh nói riêng và các nước nói chung là khá lớn.
Người bệnh không chỉ tiêu tốn một khoản tài chính để chăm sóc, điều trị, mà họ còn trở nên mệt mỏi, thậm chí không thể tiếp tục làm việc, phải nghỉ hưu sớm hay trở thành người mất khả năng lao động… gây ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình.
Thông qua báo cáo này, WHO kỳ vọng người dân và các nước trên thế giới không xem nhẹ vấn đề an toàn thực phẩm, đồng thời bày tỏ mong muốn chính phủ các quốc gia sẽ có những biện pháp can thiệp nhất định để cải thiện tình hình an toàn thực phẩm và nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề này./.
Theo TTXVN
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn (13/04)
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19 (13/04)
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển (13/04)
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn” (13/04)
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (13/04)
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo (12/04)
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới (12/04)
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi (12/04)
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi
-
Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới