ClockThứ Bảy, 21/07/2018 09:56

5 người chết, 58 người mất tích và bị thương do mưa bão

Tính đến chiều 20/7, tỉnh Yên Bái đã có 21 người chết, mất tích và bị thương (3 người chết, 11 người mất tích và 7 người bị thương) tập trung tại các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Yên.

Nhật Bản: 12 người thiệt mạng, gần 10.000 người nhập viện do nắng nóngĐề phòng lốc xoáy, gió giật mạnhÁp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 3

Mưa to kéo dài đã làm cho hơn 2.500 hộ dân ở thành phố Yên Bái bị ảnh hưởng, ngập úng; 642 ngôi nhà bị thiệt hại (trong đó có 79 nhà bị thiệt hại hoàn toàn) chủ yếu ở các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và Văn Yên; có gần 300 nhà phải di dời người và tài sản.

Mưa liên tục gây ngập lụt tại xã Song Khủa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Làng Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, có 2 người chết là ông Vi Văn Thiên (sinh năm 1968 dân tộc Thái) và bà Lê Thị Biển (sinh năm 1933, mẹ đẻ ông Thiên); 2 người mất tích là chị Hà Thị Biển (sinh năm 1990, con dâu ông Biển) và cháu Vi Thị Huyền Trân (sinh năm 2014, cháu nội ông Thiên); 3 người khác bị thương nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được chính quyền địa phương tập trung cao độ để khắc phục hậu quả và tìm kiếm người mất tích.

Tại xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An, có 35 người vào rừng hái măng trước đó chưa về. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương và gia đình chưa liên lạc được và cũng không biết hiện số người này ở đâu. Công tác tìm kiếm vẫn đang được tiếp tục, nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì địa hình phức tạp, mưa lũ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Bão số 3 với vùng tâm bão có sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Bình từ ngày 17 đến 19/7. Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rất to. Mưa to kéo dài đến ngày 20/7 khiến nước trên thượng lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình xuất hiện 1 đợt lũ.

Ngoài ra, hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn làm thiệt hại về nhà cửa, hoa màu của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn. Cụ thể có trên 300 ha lúa, hoa màu, ao cá của 17/17 xã, phường bị ngập úng. Trọng điểm là các xã, phường: Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Văn Phú, Văn Tiến, Phúc Lộc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Tuy Lộc, Nam Cường. Đặc biệt, tại xã Âu Lâu, nước suối Ngòi Lâu dâng cao đã gây ngập úng diện rộng, chia cắt nhiều thôn trên địa bàn, cầu treo tại thôn Trấn Thanh 1 bắc qua suối Ngòi Lâu đã bị sập do lũ cuốn. Ước thiệt hại khoảng hơn 10 tỷ đồng.

Mưa lũ cũng làm sạt lở nhiều kè, bờ các sông, suối với tổng chiều dài hàng trăm mét và đang có nguy cơ sạt lở thêm; hàng chục công trình hạ tầng và điện bị hư hỏng. Các tuyến Quốc lộ 32, 37, tỉnh lộ 166, 172, 174 và đường liên xã... bị ách tắc tại nhiều điểm do nước lũ và sạt lở đất khiến giao thông tê liệt.

Hiện nay, đường vào các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ rất khó khăn, nhiều nơi không thể tiếp cận được. Lãnh đạo tỉnh Yên Bái, các địa phương, ngành chức năng đang có mặt ở cơ sở kiểm tra tình hình mưa lũ; động viên, thăm hỏi những gia đình bị thiệt hại; huy động lực lượng tại chỗ giúp đỡ các gia đình sớm ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai biện pháp ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là công tác rà soát, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Hiện các tuyến tỉnh lộ 530, 530B đang có nhiều đoạn bị sạt lở nặng khiến giao thông bị chia cắt. Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, đang huy động các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả.

Lãnh đạo một số huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đang đến những điểm xung yếu, nguy cơ lũ quét, sạt lở để chỉ đạo công tác khắc phục; triển khai các phương án đối phó với lũ quét, đồng thời cảnh báo người dân các huyện miền núi đề phòng lũ quét, sạt lở do biến động phức tạp của thời tiết có thể xảy ra sau bão số 3.

Tính đến chiều 19/7, bão số 3 đã làm trên 1.000 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, 60 ha rừng, 15 nghìn tấn muối, 922 ha ao hồ nuôi thủy sản bị ngập, hư hỏng. Toàn tỉnh cũng có 5 điểm trường học bị ảnh hưởng.

Trước đó, người dân và Bộ đội Biên phòng xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã cứu được anh Lư Văn Khang (sinh năm 1995), trú tại xã Keng Đu khi đi qua suối Huồi Lê, bản Huồi Lê, đã không may bị sảy chân ngã xuống suối.

Từ đêm 19/7 đến hết đêm 21/7, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to; riêng khu vực Việt Bắc, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa là trọng điểm mưa. Do mưa lớn kết hợp với các đợt mưa dài ngày trước đây nên khu vực vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Đức Cường cho biết, từ đêm 23/7, trên khu vực Đông Bắc có khả năng xuất hiện một xoáy thấp gây mưa đặc biệt lớn. Trọng tâm mưa là Quảng Ninh, Lạng Sơn, sau đó sẽ mở rộng ra toàn bộ Bắc Bộ trong các ngày 24-26/7

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bão số 3 giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 119,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc), khoảng 620 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 - 201 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Bão số 3 giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc
Đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng đất liền trên địa bàn tỉnh đêm có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có giông. Vùng biển có mưa rào, gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao 1,5-2,5m, trong cơn giông đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.

Đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Ngày 16/7, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có thông báo gửi các địa phương về chủ động phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang mạnh lên thành bão trên biển đông.

Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới
Return to top