ClockThứ Ba, 23/04/2019 11:11

84 trụ sở cần bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

TTH.VN - Việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo phương án: “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh là cơ sở quan trọng để hình thành các quỹ nhà, đất có vị trí sinh lợi, lợi thế kinh doanh cao và có nhiều tiềm năng lớn nhằm kêu gọi các nhà đầu tư có nguồn lực thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIIĐón đọc Báo Thừa Thiên Huế số ra ngày thứ ba 23/4Thêm nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hộiHỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng để phát huy bản sắc văn hóa vùng miềnHơn 4.000 tỷ đồng di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thànhHĐND tỉnh bàn về nguồn lực di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành HuếHĐND tỉnh rà soát nội dung chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2

Trụ sở Sở Y tế nằm trong danh sách bán, chuyển nhượng  đợt này

Sáng 23/4, tại kỳ họp bất thường lần thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII, HĐND đã thảo luận về đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phương án “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đối với các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp dôi dư sau khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Huy động nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển

Theo tờ trình của UBND tỉnh, hiện nay, hầu hết các trụ sở của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh đang nằm rải rác, xen lẫn trong các khu dân cư thuộc địa bàn TP. Huế và trên các tuyến đường có lợi thế kinh doanh như: Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đống Đa, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Tôn Đức Thắng… Các trụ sở có nguồn gốc từ tiếp quản hoặc đầu tư xây dựng vào những năm 1980, 1990, giai đoạn 2000-2005, đa phần được bố trí riêng lẻ, chưa có ý tưởng quy hoạch tập trung vào một khu vực ngay từ ban đầu.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân có nhu cầu giao dịch hành chính, tạo sự liên thông trong xử lý công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tiết kiệm chi phí hoạt động, tăng hiệu quả sử dụng đất trụ sở, chuyên nghiệp hóa công tác hành chính nhà nước trong sự phát triển của đô thị Huế, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng dự án Khu Văn phòng làm việc một số cơ quan đơn vị thuộc tỉnh, đang triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 1, dự kiến khi hoàn thành sẽ tiến hành di dời một số cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh để bố trí làm việc tập trung tại cơ sở mới trong quý III/2019.

Trụ sở Hội Nhà báo tỉnh trên đường Lê Lợi cũng được sắp xếp, chuyển đổi đợt này

Sau khi di chuyển các đơn vị về Khu Văn phòng làm việc một số cơ quan đơn vị thuộc tỉnh, việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở dôi dư và đưa vào phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2019-2020 là phù hợp.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh sau khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công có một số cơ sở nhà, đất dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng tại các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Vang và TP. Huế đề nghị phương án: “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; các cơ sở nhà, đất này trước đây là trụ sở cũ của các cơ quan cấp huyện, các cơ sở giáo dục nhỏ lẻ, chủ yếu nằm xen ghép trong quy hoạch đất ở tại các địa phương đã được sắp xếp lại, di chuyển về trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp được đầu tư xây dựng mới.

Theo đó, các cơ sở nhà, đất thuộc cấp tỉnh có 24 hạng mục gồm 65.478m2 đất và 30.835m2 nhà; TP. Huế, Phú Vang, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới có 60 cơ sở gồm hơn 50.000m2 đất và 6.600m2 nhà ở.

Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là cơ sở quan trọng để hình thành các quỹ nhà, đất có vị trí sinh lợi, lợi thế kinh doanh cao và có nhiều tiềm năng lớn nhằm kêu gọi các nhà đầu tư có nguồn lực thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do đó, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp này không ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh. Huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, cải thiện môi trường, cảnh quan kiến trúc đô thị.

Bố trí quỹ đất cho giao thông tĩnh

HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp

Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu cho rằng, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm để thực hiện lộ trình đi dời các cơ sở nhà, đất của tỉnh về Khu Văn phòng làm việc của các cơ quan cấp tỉnh; hình thành các quỹ nhà, đất có vị trí sinh lời, lợi thế kinh doanh cao, có nhiều tiềm năng lớn để kêu gọi các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, tạo nguồn lực để hoàn thành Dự án Khu Văn phòng làm việc của các cơ quan cấp tỉnh - đây là dự án đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công sở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân có nhu cầu thực hiện giao dịch hành chính, tạo sự liên thông trong xử lý công vụ, đẩy mạnh CCHC.

Việc tổ chức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá và quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý sử dụng tài sản công.

Thẩm tra tờ trình này, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thống nhất cao với đề xuất phương án của UBND tỉnh trình tại kỳ họp. Ban đề nghị UBND tỉnh cần xây dựng kế hoạch và thực hiện di chuyển một cách hợp lý, giải pháp đồng bộ, không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của các đơn vị, di dời theo hình thức cuốn chiếu và song song với tiến độ kêu gọi đầu tư các dự án nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị. Đồng thời, chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn công trình; tích cực kêu gọi các nhà đầu tư để triển khai các dự án tại vị trí các cơ sở nhà, đất nêu trên. 

Ban Kinh tế - Ngân sách cũng lưu ý trong quá trình sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất do cấp tỉnh quản lý, đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu bố trí quỹ đất làm giao thông tĩnh, mục đích công cộng trên địa bàn thành phố Huế nhằm góp phần cải thiện hệ thống giao thông ở khu vực đô thị, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị.

Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; đề xuất phương án xử lý các cơ sở nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Mượn” trụ sở dân phòng để… tổ chức đánh bạc

Tòa án Nhân dân tỉnh vừa đưa ra xét xử vụ án “Tổ chức đánh bạc” ở trụ sở dân phòng thông qua hình thức cá độ đối với Phạm Hồng Huế (SN 1971), Bùi Ngọc Dũng (SN 1986, cùng trú tại phường An Cựu, TP. Huế).

“Mượn” trụ sở dân phòng để… tổ chức đánh bạc
Tín hiệu vui từ việc bán tín chỉ carbon rừng

Năm 2023, ngành lâm nghiệp đánh dấu cột mốc rất quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng.

Tín hiệu vui từ việc bán tín chỉ carbon rừng
Khánh thành trụ sở Huyện ủy Phú Lộc

Sáng 16/9, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc tổ chức lễ khánh thành trụ sở Huyện ủy. Tham dự buổi lễ có ông Đặng Ngọc Trân, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Khánh thành trụ sở Huyện ủy Phú Lộc
Return to top