ClockThứ Năm, 18/06/2015 17:57

90 năm báo chí yêu nước và cách mạng ở Thừa Thiên Huế

TTH - 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước. Vì một lẽ hiển nhiên ấy, Báo chí cách mạng đã trở thành một công cụ tuyên truyền sắc bén, một bộ phận quan trọng của thể chế chính trị đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
 
 

 VIỆT THƯỜNG: Ấn phẩm xuất bản bí mật của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên. Số 01 ra ngày tháng chưa rõ, chỉ sưu tầm được số đặc biệt ra ngày 4/11/1930. Báo viết tay, mỗi số có 4 trang.

NHÀNH LÚA: Cơ quan của Tỉnh ủy Thừa Thiên. Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Lữ. Tổng Thư ký Tòa soạn: Hải Triều Nguyễn Khoa Văn. Số 01 ra ngày 15/1/1937. Nhành Lúa xuất bản đến số 9, ngày 19/3/1937, bị Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm xuất bản.
QUYẾT THẮNG: Cơ quan tuyên truyền và tranh đấu của Việt Minh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên) và của Việt Minh Trung Bộ. Chủ bút: Lê Chưởng. Thư ký Tòa soạn: Lưu Quý Kỳ. Số 01 ra ngày 1/10/1945. Số Quyết Thắng cuối cùng không rõ, hiện tìm được đến số 69, ra đầu tháng 12/1946.
 
 
GIẾT GIẶC: Cơ quan của Mặt trận Liên Việt Thừa Thiên, thực chất là của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên. Chủ bút: Đinh Nho Khôi. Báo Giết Giặc chưa rõ, hiện sưu tầm đến số 186 ra ngày 30/6/1954. 
CHUYỂN MẠNH: Xuất bản hàng ngày phục vụ suốt quá trình diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên họp ở Khe Rệ, Hương Trà. Ở góc trên bên phải đóng khung câu: “Tờ báo này là một tài liệu bí mật chỉ để lưu hành trong nội bộ”. Số 01 ra ngày 2/5/1950. Báo Chuyển Mạnh ra được 14 số, ngày 15/5/1950 thì ngừng.
THỐNG NHẤT: Cơ quan của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thừa Thiên – Huế, thực chất là của Tỉnh ủy. Sau Hiệp định Giơnevơ, Tỉnh ủy Thừa Thiên chủ trương lập cơ quan ngôn luận ra tờ báo Thống Nhất, với danh nghĩa “Tiếng nói của những người kháng chiến cũ”. Số 1 ra tháng 12/1954. Báo Thống Nhất ra đến tháng 12/1960 thì ngừng.
GIẢI PHÓNG: Cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế, thực chất là của Tỉnh ủy. Số 1 ra tháng 1/1961. Báo Giải Phóng ra được 90 số thì tạm dừng vào cuối tháng 11/1967, để sáp nhập với báo Cờ Giải Phóng của TP Huế và vẫn lấy tên Cờ Giải Phóng.
CỜ GIẢI PHÓNG: Cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Dân tộc giải phóng TP Huế. Phụ trách: Thanh Hải. Tham gia Ban biên tập và viết bài cho Cờ Giải Phóng có các ông Trần Anh Liên, Ưng Trí, Phan Thị Thanh Nhàn về sau thêm Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nghiêm Sĩ Thái,…Số 01 ra tháng 1/1965.
THỪA THIÊN HUẾ GIẢI PHÓNG: Cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế, thực chất là của Đảng bộ tỉnh. Từ tháng 7/1975 ra tuần báo.
Tòa soạn đóng ở số 33 Nguyễn Chí Diểu, TP Huế (đóng tạm cùng trụ sở với Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế). Số 01 ra ngày 20/4/1975. In ở Nhà in Sao Mai số 76/2 đường Nguyễn Huệ, TP Huế. Báo Thừa Thiên Huế Giải Phóng ra được số 10 thì ngừng để đổi tên thành Báo Thừa Thiên Huế.
THỪA THIÊN HUẾ: Cơ quan của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế. Số 01 Báo Thừa Thiên Huế ghi tiếp của số 11 của Báo Thừa Thiên Huế Giải Phóng, ra ngày 9/8/1975. Báo Thừa Thiên Huế ra được 36 số thì phải dừng để sáp nhập với Báo Quảng Bình, Báo Thống Nhất của Khu vực Vĩnh Linh, Báo Quảng Trị Giải Phóng, trở thành Báo Dân của Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên.
DÂN: Cơ quan của Đảng bộ Đảng Lao động, sau là Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên. Tòa soạn đóng tại số 2 Nguyễn Văn Thành, sau chuyển qua số 7 Lê Lợi, tháng 3/1979 lại chuyển về số 2 Nguyễn Văn Thành – sau đổi làm đường Phùng Hưng. Số 01 ra ngày 1/5/1976. Báo Dân ra đến số 1110 thì dừng, theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh, ngày 21/6/1985 – Báo Dân đổi tên thành Báo Bình Trị Thiên.
 
BÌNH TRỊ THIÊN: Tổng Biên tập: Phạm Xuân Thích. Phó Tổng Biên tập: Đoàn Ngọc Phú. Thư ký Tòa soạn: Việt Thành, Đỗ Quý Doãn. Tòa soạn đóng tại số 2 đường Phùng Hưng. Số 01 Báo Bình Trị Thiên ghi tiếp số 1111 của Báo Dân, ra ngày 21/6/1985. Báo Bình Trị Thiên xuất bản đến số 1594, ra ngày 22/6/1989, thì ngừng phát hành, để tập trung nhân lực phục vụ công tác chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh mới.
HUẾ NGÀY NAY: Tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên - Huế. Tổng Biên tập: Ngô Duy Đàm. Phó Tổng Biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn: Đoàn Ngọc Phú. Tòa soạn đóng tại số 15 đường Trần Thúc Nhẫn. Số 01 ra ngày 7.7.1989. Báo Huế Ngày Nay ra được 8 số, ngày 25.8.1989 thì ngừng phát hành để chuẩn bị đổi tên thành Báo Thừa Thiên Huế.
THỪA THIÊN HUẾ: Cơ quan của Đảng bộ Tỉnh - Tiếng nói của Đảng bộ Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Chủ trương xuất bản mỗi tuần một kỳ, về sau tăng dần lên hai, ba, bốn kỳ, rồi ra nhật báo vào năm 2000.
Tổng Biên tập qua các thời kỳ: Ngô Duy Đàm, Đoàn Ngọc Phú, Lê Sĩ Minh, Đinh Khắc An, Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Phó Tổng Biên tập các thời kỳ: Đỗ Hữu Hóa, Trần Hữu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thành, Trương Diên Thống.
Thư ký Tòa soạn các thời kỳ: Chu Văn Thạch, Phan Minh Châu, Nguyễn Đình Nam, Hoàng Thành, Trương Diên Thống, Ngô Phú Giang.
Dương Phước Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động

Sáng 24/4, Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh tổ chức ký kết giao ước thi đua hưởng ứng “Đợt thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024)" trong các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh.

Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động
Return to top