ClockThứ Hai, 28/11/2016 14:11

A Lưới: Đường thiếu, ruộng bị bồi lấp

TTH - Sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhiều địa phương ở huyện A Lưới đang gặp khó do thiếu các tuyến đường giao thông dẫn vào các khu sản xuất; ruộng bị bồi lấp sau mưa lũ.

Thiếu đường vào khu sản xuất

những con đường dẫn vào khu SXNN của người dân các xã Hồng Vân, Hồng Thái trở nên “xa ngái” do tình trạng sạt lở, bùn đất nhão nhoẹt và chia cắt. Ông Hồ Minh Kiêm, Bí thư Chi bộ thôn A Hố, xã Hồng Vân cho biết, tuyến đường từ thôn A Hố đến thôn Kê dài 7km. Hiện đang là mùa mưa, các triền đất bị xói lở, bùn nhão nên việc ra vào khu vực này hết sức khó khăn. Trong khu vực sản xuất này có khoảng 10 ha rừng cùng một số diện tích lúa nước của hơn 500 hộ dân ở các thôn A Năm, KaKu1, 2, A Hố.

Ruộng của anh Hồ Xuân Dưa, (thôn A So, xã Hương Lâm)1 bị cát bồi lấp phải bỏ hoang trong vụ đông - xuân sắp tới

Thung lũng Hoo (thôn A Năm, xã Hồng Vân) nằm dưới chân núi A Noong rộng hàng chục ha. Nơi đây có khoảng 50 ngôi nhà, được bà con dựng lên để ở lại trong rừng phục vụ sản xuất. Chị Hồ Thị Chúc (thôn A Năm) cho biết: “Để vào thung lũng Hoo chỉ có con đường duy nhất là đi qua dãy núi A Noong và lội thêm mười mấy con suối nữa. Dù đường xa, chênh vênh vách núi nhưng bà con vẫn đi làm vì đây là vùng đất màu mỡ, trồng trọc cho năng suất cao”.

ông Lê Văn Lành, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết: “Hiện nay còn tuyến đường đất cấp phối dẫn vào khu vực trồng keo của hàng chục hộ dân từ thôn A La đến A Toong dài hơn 5km. Vào mùa mưa, khu vực này trơn trượt, dễ xói lở nên bà con đi lại rất vất vả”.

40 ha lúa rẫy và hàng chục ha rừng keo của bà con nằm ở khu vực lòng hồ thủy điện A Lưới cũng bị “kẹt”. Người dân vào khu sản xuất này có hai đường: Đi thuyền qua nhánh sông A Sáp, nhưng khá nguy hiểm mỗi mùa nước lớn; hoặc đi theo đường quốc phòng qua xã Hồng Thượng mất 15km. Do đường xa nên vận chuyển nông sản rất tốn kém.

Cát lấp ảnh hưởng lịch thời vụ

Sau trận lũ đầu tháng 11, khu vực đất SXNN tại thôn A So 1, A So 2, Ba Lạch (xã Hương Lâm) nằm cạnh sông A Sáp bị bồi lấp, một số nơi dày đến 50cm. Anh Hồ Xuân Dưa (thôn A So 1) cho biết: “Tui trồng 10 sào lúa và 4 sào sắn. Trước mưa lũ đã thu hoạch lúa và sắn. Thế nhưng sau trận lũ vừa qua, đất trồng sắn bị sạt lở, hơn 3 sào ruộng lúa nước bị cát bồi không thể tiếp tục sản xuất”.

Đồng ruộng biến thành cát khiến không chỉ anh Dưa mà còn nhiều bà con ở Hương Lâm lo lắng khi vào đầu tháng 12, nông dân đã bắt đầu cải tạo đất, chuẩn bị gieo trồng vụ mới. Lượng cát dày gây cản trở cho khung lịch thời vụ. Trong khi việc cải tạo tốn kinh phí. Ông A Vô Ta Rô, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lâm cho hay: “Sau lũ, gần 10ha đất sản xuất nông nghiệp bị cát bồi lấp. Một số diện tích chắc chắn sẽ bỏ hoang vì cát quá dày”.

Đường vào thung lũng Hoo, xã Hồng Vân cách trở

Tương tự, tại xã A Roàng, gần 15 ha ruộng lúa bị cát bồi lấp do mưa gây sạt lở, nhất là khu vực gần các tuyến đường giao thông đang thi công. Ông Trần Viết Năng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã A Roàng nói: “Địa phương có 163,6ha lúa nước trồng 2 vụ, đạt năng suất 53 tạ/ha. Sau đợt mưa lũ vừa qua, tại A Roàng xuất hiện nhiều điểm sạt lở khiến cát bồi lấp nhiều diện tích ruộng lúa ở các thôn, như A Roàng 1, A Roàng 2, A Ka, A Chi - Hương Sơn, A Min. Phần lớn ruộng bị cát bồi lấp từ 40-50cm, có nơi xen lẫn đá sỏi”.

Đầu tư theo thứ tự ưu tiên

“UBND huyện đã có đề án đầu tư công năm 2016-2020, trong đó dự kiến sẽ tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông dẫn vào các khu sản xuất mới. Vụ đông-xuân đang cận kề, số diện tích bị bồi lấp nhẹ, chúng tôi tuyên truyền, hỗ trợ người dân nhanh chóng cải tạo. những nơi bị bồi lấp nặng, chắc chắn sẽ không kịp gieo trồng vụ đông - xuân. Muốn nạo vét, cải tạo phải cần thời gian dài. chúng tôi khuyến khích bà con trồng hoa màu trên những vùng đất này”, ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới, cho biết.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, hàng chục km đường giao thông dẫn vào các khu sản xuất mới ở các địa phương như Hương Nguyên, Hồng Thủy, Hồng Thái, Hồng Vân chưa được đầu tư. “Do nguồn kinh phí có hạn nên vấn đề này được UBND huyện A Lưới rà soát danh mục các công trình đầu tư theo thứ tự ưu tiên để có phương án thực hiện trong thời gian tới”, ông Ngưm khẳng định.

Theo phòng NN&PTNT huyện A Lưới, các xã A Đớt, A Roàng, Hương Lâm có ruộng bị cát bồi lấp nhiều nhất. Đối với các tuyến giao thông dẫn vào các khu vực sản xuất của người dân hiện nay bức thiết nhất là khe Hoo (xã Hồng Vân), và khu vực xã Sơn Thủy, A Ngo. Các địa phương lại không nằm trong chương trình 135 của Chính phủ nên các tuyến giao thông khu vực này chưa được đầu tư.

Hà Nguyên- Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top