ClockThứ Bảy, 03/11/2018 07:00

A Lưới phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn

TTH - Tại cửa hàng Nông sản đặc sản A Lưới do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới phối hợp với Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh Nông sản an toàn xây dựng, có 3 sản phẩm nói trên vừa được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (Chi cục QLCL NLS & TS) tỉnh xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn theo yêu cầu tự nguyện của chủ cơ sở.

Giới thiệu đặc sản, nông sản A LướiĐặc sản vùng cao xuống phốNông sản A Lưới: Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định

Chuối già lùn A Lưới - một trong những sản phẩm được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Đối với sản phẩm chuối A Lưới, trước đây, bà con trồng nhiều loại. Để có giống chuối phù hợp, UBND huyện A Lưới đã phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó quy hoạch 6 xã trồng chuối trên địa bàn và giống chuối được lựa chọn là chuối già lùn, chiếm tới 115/ 378 ha, bình quân mỗi năm, cho thu hoạch 280 tấn/ha. Tổng sản lượng chuối trên địa bàn toàn huyện đạt gần 11.000 tấn/năm, doanh thu đạt 41 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, chuối từ trồng dàn trải được chuyển sang tập trung ở các xã có điều kiện phù hợp và chú trọng sản xuất theo mô hình công nghệ cao.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới, cho biết: “Nhờ được công bố chuỗi nông sản an toàn, hiện sản phẩm chuối già lùn A Lưới đã được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn; có mặt tại nhiều cửa hàng trên địa bàn huyện A Lưới và ở TP. Huế; đặc biệt đã được chào hàng thành công với số lượng lớn tại siêu thị Big C”.

Cùng với sản phẩm chuối già lùn A Lưới, mô hình tổ liên kết nuôi gà kiến thịt và nuôi gà lấy trứng cũng vừa được triển khai trên địa bàn thị trấn A Lưới đầu năm 2018. Tổng cộng có 18 hộ dân đăng ký tham gia với quy mô 4.000 con. Chị Hồ Thị Thảo (thị trấn A Lưới), một thành viên trong tổ liên kết cho biết: “Các thành viên tham gia mô hình nuôi gà kiến được hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăm sóc và cách phối trộn thức ăn và kiểm soát dịch bệnh. Qua triển khai nuôi gần 3 tháng với số lượng 500 con, cho thấy gà phát triển nhanh, chất lượng thịt săn chắc”.

Nông sản tại A Lưới được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Ông Đoàn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn A Lưới, đánh giá: “Đến thời điểm hiện tại, số gà nuôi theo mô hình phát triển rất tốt, dự kiến khoảng 1 tháng nữa sẽ cho xuất bán ra thị trường. Mỗi hộ nuôi đều có sổ theo dõi, kiểm soát các nguồn vật tư chăn nuôi rõ ràng, từ nguồn giống cho đến thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm vệ sinh chuồng trại. Mục tiêu lâu dài, địa phương cũng như bà con muốn hướng đến việc lựa chọn gà giống có chất lượng cao, cung cấp ra thị trường”.

Toàn tỉnh hiện có 15 sản phẩm được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó A Lưới có 3 sản phẩm gồm: thịt gà kiến, trứng gà và chuối.

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục QLCL NLS & TS tỉnh cho biết: Kinh phí phân tích mẫu để được xác nhận chuỗi trung bình khoảng 3-5 triệu đồng/mẫu. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, Chi cục QLCL NLS & TS tỉnh đã hỗ trợ hơn 140 triệu đồng để kiểm nghiệm trước và sau xác nhận chuỗi cho các cơ sở. Sau khi xác nhận, phía chi cục sẽ duy trì công tác hậu kiểm, định kỳ lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, thường xuyên theo dõi, đôn đốc cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thời gian tới, Chi cục QLCL NLS & TS tỉnh sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị sản xuất thiết kế, ứng dụng bao bì, tem nhãn bảo đảm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả, bảo vệ uy tín cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng liên kết giữa khu vực sản xuất và khu vực bán lẻ trong các chuỗi ngành hàng, nhằm thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng hiện nay.

Theo Chi cục QLCL NLS & TS tỉnh, để xác nhận một chuỗi nông sản an toàn, phải trải qua rất nhiều bước, từ khâu sản xuất ban đầu như trồng trọt, chăn nuôi, khai thác… cho đến các khâu như sơ chế, chế biến và bảo quản tại các quầy bày bán, đều được các cơ quan chức năng kiểm soát một cách chặt chẽ. Ở từng công đoạn, đều phải có thông tin truy xuất nguồn gốc đầy đủ. Mặt khác, những sản phẩm này cũng phải có nguồn cung đủ lớn để cung cấp vào các hệ thống phân phối trên thị trường.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Return to top