ClockThứ Ba, 28/06/2016 09:49

A Lưới thực hiện tốt các chế độ ưu tiên giáo dục

TTH - Là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của A Lưới với nhiều chính sách ưu tiên.

Giữ học sinh bằng chính sách ưu tiên

Năm học 2015-2016 ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) A Lưới tiếp tục duy trì hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) với 5 trường trung học cơ sở (THCS), 3 trường ghép hai cấp tiểu học và THCS cùng 18 trường tiểu học và 21 trường mầm non. Mạng lưới này đã có sức hút không chỉ do việc đi lại thuận tiện cho trẻ mà còn nhờ nhiều chính sách ưu đãi dành cho học sinh và cháu mẫu giáo khi đến trường.

Học sinh A Lưới tham gia Ngày hội nói tiếng Việt

Một trong những thành tựu của giáo dục A Lưới hiện nay là tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Ở bậc mầm non, huy động được 4.049 cháu/156 nhóm, lớp; so với năm học trước tăng 175 cháu; trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%; trong đó có 80% trẻ khuyết tật (16/20) ra lớp. Bậc tiểu học huy động được 4.533 HS, đạt 99,9%, trong đó trẻ 6 tuổi đạt tỷ lệ 100%, cuối năm giảm 42 học sinh (0,9%). Bậc THCS huy động 2.621 em THCS, cuối năm giảm 73 em (2,79 %)…

Ông Trần Duy Nguyên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện A Lưới cho biết: Từ đầu năm, Phòng chủ động phối kết hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng ban liên quan giải quyết tốt các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Từ tiền trợ cấp lần đầu cho giáo viên mới tuyển dụng công tác tại vùng đặc biệt khó khăn đến trợ cấp chuyển vùng cho cán bộ giáo viên thuyên chuyển từ vùng kinh tế không khó khăn đến vùng khó khăn; phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên và phụ cấp công vụ cho CBCCVC toàn ngành...  đã động viên đội ngũ của ngành tập trung cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của huyện. Bên cạnh đó, việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh diện hộ nghèo vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn đã được thực hiện kịp thời, tạo điều kiện rất tốt đến từng học sinh. Ông Nguyên cho biết, nhiều năm nay phụ huynh vùng khó khăn rất hồ hởi với các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nên việc huy động trẻ đến trường rất thuận lợi. Các trường đã phối hợp với đơn vị chủ quản làm tốt công tác quản lý nguồn hỗ trợ chi phí đến trường cho học sinh nghèo, hỗ trợ cơm trưa cho trẻ mầm non. Nhờ việc hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời nên không có trường hợp nào bỏ học, không đến trường vì đời sống kinh tế khó khăn, thiếu sách vở, áo quần... Công tác quản lý phí hỗ trợ cũng rất chặt chẽ nên chưa có trường hợp khiếu nại nào.

Không chỉ từ ngân sách, cho đến nay, HS A Lưới, nhất là những HS nghèo đã được hỗ trợ tới trường từ nhiều nguồn. Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, huyện, Liên đoàn Lao động huyện, các ban ngành đoàn thể kịp thời động viên, giúp đỡ HS trong từng chặng, luôn kịp thời và ấm áp tình người nên có giá trị khuyến khích rất lớn. Năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tặng trên 200 suất quà; Hội Khuyến học huyện tặng xe đạp, áo quần, sách vở, tiền mặt; các đoàn thiện nguyện trao trên 2.000 áo ấm, giày dép cho HS nghèo vượt khó, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Những phần quà tuy không lớn nhưng nâng đỡ tinh thần và hỗ trợ đời sống, giúp giữ các em lại với trường, lớp, bạn bè.

Tạo sân chơi lành mạnh

Tại hội thi bơi bậc tiểu học cấp tỉnh, lần đầu tiên HS A Lưới xuất hiện với đội hình 4 em là một sự bất ngờ, nhất là khi các em lại đạt giải cao. Lê Thị Tình, giành giải nhất tại Hội thi bơi  cho biết: “Em rất xúc động khi được về Huế thi cùng các bạn. Em mong các bạn ở A Lưới ai cũng có cơ hội về Huế như em”. Đây chỉ là một trong nhiều hội thi các em HS A Lưới đã tham gia và đạt thành tích cao.

HS A Lưới đã hoà vào các hoạt động chuyên môn sâu khi tham gia hội thi cấp tỉnh về vở sạch chữ đẹp, vẽ tranh, giải toán, thi tiếng Anh trên máy tính... Các trường học ở A Lưới đều thực hiện mạnh nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với các hoạt động có giá trị dân sinh và nâng cao dân trí như bảo vệ nguồn nước, tri ân anh hùng liệt sĩ... Không khí, chất lượng các cuộc thi không thua kém các trường thành phố.

Là một huyện vùng biên, các  đơn vị giáo dục của A Lưới còn ý thức được việc bảo vệ  HS là góp phần bảo vệ bình yên quê hương. Công tác này được cụ thể hoá vào các chương trình hành động của trường.

Hiện nay, A Lưới đã vận dụng mọi chính sách ưu đãi của xã hội đối với giáo dục vùng miền để kích cầu các hoạt động hướng tới giáo dục toàn diện. Học sinh A Lưới đến trường không chỉ học chữ mà còn được theo các chương trình ngoại khoá giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống… Các em được trang bị các kỹ năng làm hành trang vào tương lai bắt đầu từ những chính sách, chế độ ưu tiên hết sức thiết thực

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Return to top