ClockThứ Hai, 09/05/2016 06:00

Ả Rập Saudi đang mất dần thị phần dầu thô ở Châu Á

TTH.VN - Giữa bối cảnh vừa miễn nhiệm Bộ trưởng Dầu mỏ Ali Naimi - một nhân vật được xem là quyền lực nhất trong thế giới dầu mỏ, Ả Rập Saudi cũng đang để mất ngôi vị thống lĩnh của nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho châu Á, chủ yếu do sự vượt trội so của Nga và Iran, hãng thông tấn Sputnik có bài viết đánh giá sáng nay (9/5).

Thị phần dầu thô ở Ả Rập Saudi ở châu As đang bị cạnh tranh khốc liệt. Ảnh: Reuters.

"Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước như Nga và Iran đang đe dọa sự thống lĩnh lâu năm của Ả Rập Saudi trên các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ", các nhà phân tích của Wall Street Journal nhận định.

Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất khu vực châu Á, đã tăng lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga, hiện chiếm 13% tổng lượng nhập khẩu dầu mỏ của nước này trong quý đầu tiên của năm 2016, tăng 2,4% so với mức 10,6% của cùng kỳ năm trước. Trái lại, lượng nhập khẩu dầu từ Ả Rập Saudi Arabia đã giảm xuống còn 15% từ mức 15,9% của năm ngoái.

Nhu cầu đối với dầu mỏ của Nga đã gia tăng từ nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc - được gọi là các "nhà máy lọc dầu ấm trà" (teapot refineries - tên lóng của các nhà máy sơ chế dầu thô chứ không phải các sản phẩm cao cấp hơn). Chính phủ đã cho phép các nhà máy này bắt đầu nhập khẩu dầu thô trong nửa thứ hai của năm ngoái, một phần trong các của nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân và cạnh tranh trong các nhà máy lọc dầu, vốn thường bị chiếm lĩnh bởi các tập đoàn nhà nước.

Các nhà cung cấp Nga cũng đang cố gắng áp dụng những chính sách hấp dẫn hơn để thu hút giao dịch, ví dụ như việc công ty nhà nước Gazprom Neft của Nga quyết định giao dịch với khách hàng Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì đồng USD như thường lệ.

Ả Rập Saudi cũng đang mất dần thị phần ở Nhật Bản, nơi mà nước này chỉ cung cấp 33,7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Tokyo trong tháng 3 năm nay, giảm từ mức 37,6% của cùng kỳ năm ngoái, trong khi thị phần của Nga tăng 1 điểm phần trăm lên 7,6%, theo số liệu của Chính phủ Nhật.

Cũng theo Sputnik, một thị trường khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho Ả Rập Saudi chính là Ấn Độ khi năm nay, gã khổng lồ dầu mỏ OAO Rosneft của Nga do nhà nước kiểm soát có kế hoạch bắt đầu giao các lô dầu thô thường xuyên cho nhà máy lọc dầu lớn thứ 2 của Ấn Độ. Tờ Wall Street Journal cho biết, Rosneft đã quyết định mua một lượng lớn cổ phần trong tập đoàn Essar Oil của Ấn Độ - công ty sở hữu nhiều nhà máy lọc dầu và một mạng lưới khoảng 2.000 trạm xăng. Việc giao dịch dụ kiến sẽ được hoàn thành trong năm nay, tờ báo tiết lộ.

Ngoài ra, một đối thủ sống còn khác của Ả Rập Saudi ở thị trướng châu Á là Iran. "Iran chắc chắn là một mối đe dọa lớn của Ả Rập Saudi, nhất là tại thị trường châu Á", nhà phân tích dầu mỏ Gao Jian nhận định.

Tại Hàn Quốc, thị phần dầu mỏ nhập khẩu từ Iran đã tăng gấp đôi lên 8,6% từ đầu năm đến nay so với cả năm 2015, trong khi thị phần của Ả Rập Saudi Arabia sụt giảm nghiêm trọng. Iran cũng đã đồng thời đẩy mạnh thị phần tại Ấn Độ, Sputnik cho hay.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & WSJ)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rạn nứt quan hệ với Saudi, Iran không tham gia lễ hành hương Hajj 2016

Thất bại của Iran và Ả Rập Saudi trong việc hàn gắn quan hệ sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao hồi tháng Giêng năm nay đã dẫn đến việc Iran tuyên bố sẽ hủy bỏ cuộc hành hương Hajj hàng năm của cộng đồng người Hồi giáo nước này về thánh địa Mecca, Ả Rập Saudi vào tháng 9 tới, tin từ AP sáng nay (13/5) cho biết.

Rạn nứt quan hệ với Saudi, Iran không tham gia lễ hành hương Hajj 2016
Ả Rập Saudi lần đầu tiên cho phép phụ nữ tham gia bầu cử

(TTH.VN) - Hôm nay (12/12), phụ nữ Ả Rập Saudi lần đầu tiên có cơ hội tham gia bỏ phiếu cũng như ứng cử vào các vị trí trong hội đồng thành phố. Đây được xem là một bước ngoặt đối với phụ nữ của quốc gia Hồi giáo này. 

Ả Rập Saudi lần đầu tiên cho phép phụ nữ tham gia bầu cử
Return to top