ClockChủ Nhật, 10/02/2019 14:49

ADB, AFD tài trợ 5 tỷ USD cho châu Á-Thái Bình Dương trong 3 năm tới

TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) vừa nhất trí tăng cường cam kết đồng tài trợ từ mức 3 tỷ USD trong 3 năm qua lên mức 5 tỷ USD trong 3 năm tới, cho phép họ mở rộng nỗ lực phát triển chung trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

ADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn địnhADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậuChâu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vữngADB, OECD hợp tác phát triển châu Á – Thái Bình Dương

Phó Chủ tịch ADB, ông Diwakar Gupta (hàng ngồi, bên trái) và Phó Giám đốc điều hành AFD, bà Marie-Hélène Loison (hàng ngồi, bên phải) ký kết sửa đổi thỏa thuận giữa AFD và ADB, nhằm tăng cường cam kết đồng tài trợ trong 3 năm tới. Ảnh: ADB

Theo Thỏa thuận Khung Đối tác (PFA) giai đoạn 2016-2022 mà ADB và AFD đã ký kết hồi tháng 10/2016, hai tổ chức này nhất trí mỗi bên dành 1,5 tỷ USD để đồng tài trợ trong 3 năm đầu tiên của thỏa thuận kéo dài 6 năm.

Hiện nay, ADB và AFD quyết định tăng số tiền lên 2,5 tỷ USD từ mỗi bên trong 3 năm tới, nâng mức cam kết của họ lên 5 tỷ USD.

Việc sửa đổi PFA, bao gồm cam kết đồng tài trợ mới được ông Diwakar Gupta, Phó Chủ tịch ADBbà Marie-Hélène Loison, Phó Giám đốc điều hành AFD ký kết tại trụ sở của ADB.

Ông Diwakar Gupta cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng được tăng cường sự hợp tác với AFD để mở rộng nỗ lực hướng tới việc đạt được sự phát triển toàn diện và bền vững ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Việc sửa đổi này sẽ giúp tăng cường sự hợp tác của chúng tôi trong những lĩnh vực như: các thành phố bền vững, giao thông đô thị, biến đổi khí hậu và lồng ghép giới".

Về phần mình, bà Marie-Hélène Loison nhận định: “Cuộc họp này là một cơ hội để cung cấp một động lực mới cho sự hợp tác liên tục của chúng tôi”.

Động thái này phù hợp với Chiến lược năm 2030 của ADB và cam kết của Chính phủ Pháp trong việc đạt mục tiêu hỗ trợ phát triển chính thức 0,55% GDP đến năm 2022 và sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, việc nâng cao những mục tiêu đồng tài trợ của chúng tôi sẽ được đồng hành bởi sự hợp tác mới để hỗ trợ việc chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển bền vững với khí hậu và các-bon thấp và trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Phó Giám đốc điều hành AFD lưu ý thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top