ClockThứ Sáu, 11/05/2018 14:23

ADB: Bhutan vào top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á

TTH.VN - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% trong năm 2017, Bhutan trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á đang phát triển, tờ ANN ngày 11/5 trích dẫn báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho hay.

EU cam kết tiếp tục hỗ trợ Bhutan sau năm 2020Đông Nam Á đặt mục tiêu loại bỏ bệnh sởi trước năm 2020ADB đầu tư 16,7 tỷ USD cho sự phát triển của ASEANTự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu Á

Nông dân trên một cánh đồng ở Bhutan. Ảnh: Bhutan Holiday Planner

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2018 của ngân hàng này cho thấy, Bhutan có triển vọng tăng trưởng ổn định, liên tục và mạnh mẽ, nhưng việc hoàn thiện chậm của 2 nhà máy thủy điện lớn đang trì hoãn sự tăng trưởng mạnh đã được dự báo trước đó.

Điều này có nghĩa là quốc gia này có thể sẽ chứng kiến một dự báo tăng trưởng tương tự trong 2 năm tới. Năm 2018, GDP của đất nước được dự báo tăng 7,1%, mức tăng trưởng cao thứ 2 sau Ấn Độ (7,3%). Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ được dự báo​ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong năm 2019 với 7,6%, theo sau là Bhutan với 7,4%.

Tuy nhiên, ADB nhìn nhận, mặc dù có những tiến bộ kinh tế bền vững, tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tuổi vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. "Mặc dù Bhutan đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể, tăng trưởng không tạo ra việc làm cân xứng cho những người mới tham gia vào lực lượng lao động", báo cáo trên nói thêm.

Dù có nhiều thách thức, ngành dịch vụ vẫn được dự kiến ​​sẽ là động lực chính của nền kinh tế, trong bối cảnh các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ và du lịch tiếp tục mở rộng. Bên cạnh đó, nông nghiệp, một ngành tương đối nhỏ cũng được dự báo sẽ​ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2018 so với hồi năm ngoái, dựa trên các nỗ lực của Chính phủ nước này, ADB nhận định.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Kuensel & ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top