Thế giới

AEC – điểm nhấn quan trọng trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN 47

ClockThứ Bảy, 22/08/2015 16:37
TTH.VN - Hội nhập kinh tế khu vực thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là một điểm nhấn quan trọng của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 và các hội nghị liên quan, vừa khai mạc sáng nay - thứ Bảy ngày 22/8/2015 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

Từ ngày 22/8 - 25/8, giữa rất nhiều vấn đề, các Bộ trưởng Kinh tế từ các nước Đông Nam Á sẽ giải quyết những chi tiết để tiến tới hình thành AEC - kế hoạch tạo ra một khu vực kinh tế chung cho 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN đã đề ra hạn chót vào ngày 31/12/2015 để chính thức khởi động khối thương mại khu vực này.

Trong bài phát biểu khai mạc sáng nay, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia - ông Mustapa Mohamed cho biết, hơn 91% các biện pháp trong kế hoạch xây dựng AEC đã được thực hiện, và còn 46 biện pháp cần được hoàn thành.

Bộ trưởng các nước trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 sáng nay (22/8/2015) - Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, một số cộng đồng doanh nghiệp đang hoài nghi về tiến độ của các cuộc đàm phán và bày tỏ lo lắng về việc 4 nước ASEAN tham gia vào các cuộc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPPA) - một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia xuyên Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ - có thể bị phân tâm.

"Tôi biết rằng, một số thành viên của cộng đồng doanh nghiệp đang khá hoài nghi với tốc độ mà ASEAN đang dịch chuyển," Bộ trưởng Mustapa Mohamed nói, "tôi phải thừa nhận rằng, việc thành lập AEC vào cuối năm 2015 này không có nghĩa đến ngày 1/1/2016, tất cả mọi thủ tục phức tạp đều được gỡ rối và thương mại, đầu tư sẽ tự do chảy qua biên giới các nước, và điều đó cũng không có nghĩa rằng người dân sẽ được tự do đi lại, cũng như mọi tiêu chuẩn đều được hài hòa.

"Mặc dù vậy, việc thành lập AEC có nghĩa là ASEAN đạt được một trong những cột mốc quan trọng trên hành trình phát triển ASEAN", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Mustapa cho biết, bất chấp việc tất cả các nước ASEAN đều phải đối mặt với những thách thức kinh tế, các quốc gia đều cam kết tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế khu vực để "giảm khoảng cách giữa các nước trong công đồng chung của chúng ta và gắn kết mạnh mẽ hơn với các nước đối tác khác".

Bên cạnh việc thảo luận các vấn đề về AEC, các quốc gia ASEAN cũng sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận thương mại tự do với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand – Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP mà các bên dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm nay.

Tố Quyên (lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top