ClockThứ Hai, 11/12/2017 14:32

Âm ỉ nạn tảo hôn

TTH - Tảo hôn đã gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình và là gánh nặng cho xã hội. Hiện, A Lưới và Nam Đông vẫn còn có rất nhiều trẻ mang thai sớm - điều nhức nhối cần chung tay giải quyết.

Năm 2017, toàn tỉnh có 40 trường hợp tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống; trong đó, huyện A Lưới có 31 trường hợp (tăng 20 trường hợp so với năm 2016) và huyện Nam Đông có 9 trường hợp (giảm 1 trường hợp). Báo cáo với Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh, ông Lê Văn Cường, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh cho hay: “Vấn đề tảo hôn quả thật rất nhức nhối cho dù ban cũng như 2 địa phương A Lưới và Nam Đông ra sức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, như tổ chức nói chuyện, dựng pa nô, áp phích tuyên truyền; hợp đồng các đài phát thanh truyền hình 2 huyện tuyên truyền sâu rộng đến các xã, khu dân cư trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi… Tuy nhiên, đến nay, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Đây là vấn đề đáng quan tâm và lo ngại”.

Theo đánh giá của các chuyên gia về dân số, tảo hôn làm suy giảm số lượng và chất lượng dân số. Tầm vóc và tuổi thọ trung bình của các dân tộc ít người cũng đang thấp dần. Những vùng tảo hôn, tuổi thọ trung bình chỉ xấp xỉ 45 tuổi. Do tảo hôn, nhiều trẻ mang thai sớm, có thể chưa hoàn thiện về giải phẫu và sinh lý, tâm lý. Ngoài ra, tử vong mẹ trong độ tuổi từ 15-19 tuổi cao hơn so với các bà mẹ trưởng thành. Hàng trăm đứa trẻ bị thất học, mù chữ, nghèo đói do nợ nần sau đám cưới làm kinh tế gia đình kiệt quệ. Bên cạnh đó, những cặp vợ chồng lấy nhau quá sớm nên sự hiểu biết, suy nghĩ chưa chín chắn dễ làm phát sinh những bạo lực gia đình, gây ra stress và trầm cảm sau những sang chấn về tâm thần. Tình trạng tảo hôn tác động đến các vấn đề kinh tế xã hội, gây nên một vòng luẩn quẩn khó giải quyết: Nghèo đói - tảo hôn - bỏ học - không có cơ hội tìm kiếm việc làm - sinh con ra sức khỏe kém, dễ ốm đau bệnh tật - nghèo đói. Vấn nạn này cần phải giải quyết tận gốc.

Một thực tế đang xảy ra, ở huyện miền núi Nam Đông và A Lưới cho dù tỉnh đã triển khai nhiều chính sách giảm nghèo, song hộ nghèo ở đây tuy hàng năm có giảm, song vẫn còn ở mức cao (tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 ở A Lưới là 25,71%, Nam Đông: 12,17%). Nguyên nhân việc giảm nghèo còn chậm do chuyển biến của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, phong tục, tập quán lạc hậu, chậm thay đổi; trong đó, vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho hay: “Tảo hôn là đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại, làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội, sắp tới, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với 2 huyện Nam Đông, A Lưới tiếp tục tổ chức triển khai xây dựng mô hình điểm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020; đẩy mạnh công tác vận động bà con dân tộc thiểu số tự giác, tự lực, vươn lên phát triển sống kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa vừa kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình vừa thích ứng với giá trị văn minh, hiện đại. Khi đời sống người dân nâng cao mới mong đẩy lùi các tập tục lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.

Hoàng Trọng Bửu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm cách kéo giảm tảo hôn

Giai đoạn 2021 - 2023, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 61 trường hợp tảo hôn. Các ban, ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm truyền thông và phòng, chống tình trạng này.

Tìm cách kéo giảm tảo hôn
Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và sinh con thứ 3 tại A Lưới

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện A Lưới đã giảm thiểu tình trạng tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Từ đó, nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và sinh con thứ 3 tại A Lưới
Phức tạp nạn “xe dù, bến cóc”

Không ít lần các cấp, các ngành chức năng địa phương đã dẹp nạn “xe dù, bến cóc” , nhưng thời gian gần đây, tình trạng này lại tái diễn, ngang nhiên hoạt động.

Phức tạp nạn “xe dù, bến cóc”
Xử lý nạn “cò mồi”, chèo kéo khách:
Tạo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh

Sau thời gian “yên ắng”, nay tình trạng “cò mồi”, chèo kéo du khách, tranh giành khách du lịch mua hàng lại tiếp tục tái diễn gây phản cảm, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Mới đây, Công an TP. Huế đã bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng “cò mồi” tranh giành khách mua hàng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tạo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh
Âm ỉ nạn cho vay lãi nặng

Lợi dụng nhu cầu của người dân, các đối tượng đã cho vay với lãi suất cao gấp nhiều lần quy định. Khi người vay không có khả năng trả nợ, các đối tượng tìm mọi cách để đe dọa, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Nhiều đối tượng đã bị công an trên địa bàn tỉnh phát hiện, bắt giữ thời gian qua.

Âm ỉ nạn cho vay lãi nặng
Return to top