ClockThứ Tư, 08/11/2017 16:54

Ấm lòng ngày mưa lụt

TTH.VN - Vất vả khi phải di dời để chạy lũ, nhưng những người dân xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) ấm lòng bởi sự giúp đỡ, sẻ chia của bà con lối xóm, chính quyền địa phương.

Tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, nước có khả năng lên trở lạiChủ động ứng phó với mưa lớn kéo dàiChung sức dọn lụtNhiều nơi còn ngập, người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Ngày 8/11, khi nước vừa rút, gia đình bà Trần Thị Cúc (thôn Lại Ân) - một trong những hộ ở gần bờ sông nhanh chóng về lại nhà để dọn dẹp, ổn định cuộc sống. “Trước lúc chạy lũ, gia đình tui đã được đội“ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn” của thôn đến chung tay giúp kê gọn, xếp chồng bàn ghế. Mấy lồng gà cũng được kê lên cao sắp xếp thật vững. Vật dụng có giá trị được các anh chuyển giúp sang nhà hàng xóm. Bây giờ chỉ dội nước quét bùn. Tui mới tháo lồng, thả bầy gà ra. Phòng ngừa chu đáo nên không thiệt hại gì về mặt tài sản, bà Cúc nở nụ cười thật tươi khi kể về mấy ngày “di cư” chạy lụt vừa qua.

Vất vả nhưng ấm lòng lắm, vì hàng xóm hay bất kỳ ai cũng sẵn lòng giúp chén cơm nóng, chỗ ngủ ấm. Và còn những lời động viên. “Đã vậy, mưa mô gió nấy mà trưởng thôn cùng mấy cán bộ địa phương vẫn đem mỳ ăn liền đến. Thiệt đúng, một miếng khi đói...”, bà nói với giọng hạnh phúc.

Bà Cúc chăm sóc vườn tược sau lụt

Bà Đặng Thị Huệ (82 tuổi) đầu tóc bạc phơ, móm mém: “Nhà mệ gần bến sông nên cán bộ thôn, xã thúc giục di dời sớm, tránh nguy hiểm. Mệ đến nhà con gái ở. Mấy anh, chị đội mưa đội gió, đi ghe lên thấu nhà con gái mệ để trao thùng mỳ. Lụt lội khan hiếm, không đi mô làm chi được nên một gói mỳ cũng quý lắm. Cảm động lắm. Bà Hồ Thị Hoài Phương, người phải di dời đến nơi ở khác trong trận lũ lụt, cũng bày tỏ cảm xúc xúc động vì được mọi người quan tâm.

Ông Kỳ Hữu Hưng, trưởng thôn Lại Ân bảo, đó là “phần” mỳ gói huyện đưa về xã để tiếp tế cho bà con trong lúc di dời. Vậy nên, những người như ông phải kịp thời trao tận tay cho bà con. Đây cũng là cử chỉ thể hiện sự quan tâm lúc hoạn nạn.

Theo ông Phùng Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu, nhiều năm qua, mỗi thôn trong toàn xã đều thành lập đội “phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn”. Gồm cán bộ cốt cán các ban ngành (công an, thanh niên, phụ nữ...) và là những thanh niên khỏe mạnh, đội là “mũi nhọn” trong việc giúp đỡ bà con khi gặp hoạn nạn. Đặc biệt, trước, trong và sau những trận lũ lụt như thế này, gia đình nào ở vị trí xung yếu, sát bờ sông phải “chạy” gấp, hoặc neo người, các thành viên của độ sẽ sẵn sàng có mặt giúp đỡ, hỗ trợ bất cứ lúc nào. “Để bà con yên tâm, tin tưởng thì không chỉ nói suông, mà phải bằng hành động, dù rất nhỏ”- ông Cơ nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Trang

  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Tập tàng mà nấu canh tôm
Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Return to top