ClockThứ Tư, 28/08/2019 08:20

Amazon: Cần mưa lớn và thường xuyên để dập tắt cháy rừng

TTH.VN - Lượng mưa yếu sẽ khó có khả năng dập tắt các đám cháy nhiều kỷ lục đang hoành hành ở Amazon. Các đợt mưa kéo dài đến ngày 10/9 sắp tới dự kiến sẽ chỉ là giải pháp có hiệu quả cục bộ, tờ CNA ngày 27/8 trích dẫn dự báo thời tiết và nhận định của hai chuyên gia cho hay.

Nhiều vấn đề cần giải quyếtG7 tiến gần đến thoả thuận giải quyết thảm hoạ cháy rừng AmazonNguyên nhân cháy rừng Amazon và hậu quả thảm khốcPháp và Liên Hiệp quốc kêu gọi gấp rút triển khai hành động bảo vệ rừng AmazonAmazon mất 30 triệu ha rừng nguyên sinh trong 17 năm'Lá phổi xanh' Amazon bị tàn phá ở mức báo động

Lá phổi xanh Amazon bị tàn phá nghiêm trọng bởi cháy rừng. Ảnh: Yahoo News Singapore

Rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị tàn phá vô cùng nghiêm trọng khi số lượng các vụ cháy ghi nhận trên khắp khu vực rừng Amazon ở Brazil đã tăng đến 79% trong năm nay, cụ thể là tính đến ngày 25/8.

Các đám cháy không chỉ giới hạn ở Brazil mà còn bao phủ khoảng 10.000 m2 ở Bolivia, gần biên giới với Paraguay và Brazil.

Theo các chuyên gia, giữa lúc chính phủ Brazil khẩn cấp thực hiện sáng kiến hỗ trợ chữa cháy bao gồm triển khai quân đội và máy bay quân sự, những nỗ lực này chỉ dập tắt các đám cháy nhỏ và ngăn chặn nguy cơ bùng phát những đám cháy mới. Những khu vực hỏa hoạn lớn hơn chỉ có thể giải quyết bởi mưa trên diện rộng.

Được biết, mùa mưa ở Amazon trung bình bắt đầu từ cuối tháng 9 và phải mất nhiều tuần để xuất hiện các cơn mưa lan rộng. Giáo sư Maria Silva Dias, giáo sư về khí quyển tại Đại học Sao Paulo dự báo mưa trong 15 ngày tới sẽ chỉ tập trung tại những khu vực ít bị tác động bởi hỏa hoạn nhất. Trái lại, những cánh rừng Amazon bị tàn phá nặng nề lại chỉ đón những trận mưa nhỏ. Dữ liệu đưa ra bởi Refinitiv cho thấy, phía Tây Bắc và Tây rừng nhiệt đới Amazon sẽ có mưa nhiều trong những tuần tới. Song phía Đông vẫn sẽ rất khô.

“Toàn bộ khu vực rừng nhiệt đới sẽ cần mưa thường xuyên hơn và điều này sẽ chỉ xảy ra vào khoảng tháng Mười, tức còn rất lâu nữa”, Giáo sư Maria Silva Dias nhận định.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Return to top