Ấn Độ và Mỹ tìm cách giải quyết căng thẳng tại Biển Đông
TTH.VN - Theo mạng tin trực tuyến của báo the Economic Times đêm 3/6, trong khuôn khổ chuyến thăm cùng ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Ấn Độ và Mỹ đã thảo luận tình hình khu vực Biển Đông và các biện pháp có thể giúp ổn định khu vực, trong bối cảnh có những thông tin về việc Trung Quốc tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo mới đang làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Đông Nam Á.
Theo báo trên, vấn đề Biển Đông là một điểm chính trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Bộ trưởng Carter với Ngoại trưởng Sushma Swaraj và Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval tại New Delhi. Việc Bộ trưởng Carter đi thẳng từ Việt Nam tới thăm Ấn Độ đã nhấn mạnh sự cần thiết về bình ổn tình hình tại Biển Đông bởi những “người đối thoại” Ấn Độ đã nhấn mạnh tới tự do hàng hải và quyền thăm dò dầu mỏ trong khu vực.
![]() |
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter thảo luận với giới chức Ấn Độ về tình hình Biển Đông. (Nguồn: indiatoday.intoday.in) |
Vấn đề ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên như một ưu tiên chiến lược đối với cả Mỹ lẫn Ấn Độ, trong bối cảnh hai nước đã ra Tuyên bố tầm nhìn chung trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng Một.
Tuyên bố khẳng định: “Sự thịnh vượng của khu vực phụ thuộc vào an ninh. Chúng tôi (Mỹ và Ấn Độ) khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên toàn bộ khu vực, đặc biệt ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, đồng thời giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải thông qua tất cả biện pháp hòa bình, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển."
Hôm 31/5, phát biểu tại cuộc họp báo tổng kết một năm cầm quyền của Chính phủ Liên minh Dân Chủ Quốc gia (NDA), Ngoại trưởng Swaraj cũng khẳng định New Delhi sẽ tiếp tục thăm dò các lô dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Các quan chức tại New Delhi cho biết Chính phủ NDA, do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, đang theo dõi chặt chẽ tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á, bởi nó liên quan đến các lợi ích kinh tế và chiến lược của Ấn Độ, trong bối cảnh Chính phủ nước này đang tích cực triển khai chính sách “Hành động phía Đông”./.
Theo Vietnam+
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên (17/01)
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam (17/01)
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang (16/01)
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại (16/01)
- Ngân hàng ở Đông Nam Á có vị thế tốt hơn so với các khu vực khác (16/01)
- Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới (16/01)
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép" (16/01)
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống (16/01)
-
Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống
- Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới
- Mỹ tăng cường an ninh tối đa trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden
- Ireland: Người lao động sẽ được phép tùy chọn làm việc cố định tại nhà
- Brazil: Bang Amazonas chật vật cung cấp oxy cho bệnh nhân COVID-19
-
Cần hợp tác về biến đổi khí hậu, sức khỏe cộng đồng hậu COVID-19
- Toàn cầu hóa vaccine covid-19
- Trump sẽ kết thúc nhiệm kỳ thế nào?
- Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử nhân sự cấp cao của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ
- LHQ: Thế giới đối mặt với mức tăng nhiệt “thảm họa”
- Từ Nhật Bản đến Mỹ, người trẻ từ bỏ tìm việc
- Anh chạy đua với thời gian khi dịch bệnh lên đỉnh điểm
- Việt Nam chia buồn với Indonesia về vụ máy bay Sriwijaya Air gặp nạn
- ABC News: Nguy cơ biểu tình vũ trang trước lễ nhậm chức của ông Biden
- Mức độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 không hề giảm tại châu Âu