ClockThứ Tư, 24/10/2018 11:28

Ân tình "Khúc hát quê hương"

TTH - "Khúc hát quê hương" là cuốn sách thứ tư (sau các cuốn đã xuất bản: Huế một bài thơ, Sáng tác lời ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, Cảm nhận về dân ca Huế và Dân ca Bình Trị Thiên) của tác giả Minh Khiêm. Cuốn sách gồm 55 bài, tập hợp và chọn lọc từ những tiết mục ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên do tác giả soạn lời, được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, quốc gia, công diễn trong phong trào văn nghệ ở địa phương và một số tỉnh bạn suốt mấy chục năm qua.

Hát vang tình khúc HuếHát về Huế giữa biển trời Trường SaHát vang những lời ca dâng Bác

Không phải ngẫu nhiên mà anh bộc bạch “duyên phận” với ca Huế và dân ca ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đưa đến cho tôi bốn tập sách”. Đó là gia tài không nhỏ của những người tìm hiểu sáng tác lời cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên; và càng trân trọng hơn với anh từ một cử nhân toán học do tổ chức phân công mà trở thành phóng viên, tự nghiên cứu, học hỏi, rồi sáng tác các tiết mục cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Nếu chỉ vì “duyên phận” thôi, mà không có sự đam mê và kiên trì nỗ lực thì chắc gì anh có được một tập sách (chứ chưa nói đến bốn tập sách) như bây giờ, và mấy ai còn nhớ đến tác giả sáng tác lời cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên.

Sáng tác nói chung, sáng tác lời cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên nói riêng thực chất là sự sáng tạo ra những giá trị mới, mà không phải ai cũng làm được và có cái để lại cho đời. Tri thức, kinh nghiệm, vốn sống là cơ sở của sáng tạo. Muốn đặt lời cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, cần phải có sự hiểu biết cơ bản và vốn sống nhất định về loại hình âm nhạc đặc trưng vừa mang yếu tố bác học (các làn điệu ca Huế), vừa mang yếu tố dân gian (các làn điệu dân ca: lý, hò, vè, nói vần, nói lối...). Nhờ “duyên phận” và bằng nỗ lực, đam mê anh đã sáng tạo ra những đứa con tinh thần đầy kỷ niệm vui buồn, thao thức với người, với đời. Đó là những bài ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên do anh sáng tác lời, góp mặt làm nên "Khúc hát quê hương".

Ở "Khúc hát quê hương", người đọc như được trở về với ký ức tuổi thơ của làng quê hồn hậu, với mái đình, cây đa, bến nước, gặp lại người thân, bạn bè một thuở, hòa mình trong hội làng ngày xuân ăm ắp nói cười. Đâu đây văng vẳng tiếng ru hời, thoang thoảng hương hoa bưởi, hoa cau, miên man trong gió, tinh khiết đến nao lòng. Chất hiện thực ấy đã đi vào những tiết mục ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên như những bài thơ viết về quê hương, đất nước, về Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Cái khó là làm sao để lời ca dễ hát mà không dễ dãi, súc tích mà không khiên cưỡng sáo mòn, yếu tố truyền thống và hiện đại quyện hòa. Đó là hạnh phúc của người cầm bút. "Khúc hát quê hương" đã làm được điều đó. Nó đã góp phần đáng ghi nhận trong việc bảo tồn và phát triển giá trị ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên trong đời sống tinh thần hôm nay, nhất là đối với việc xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Để "Khúc hát quê hương" đến với bạn đọc, tác giả Minh Khiêm luôn có những người bạn tâm huyết và trách nhiệm, âm thầm động viên hỗ trợ.

Biết mấy ân tình trong "Khúc hát quê hương". Trân trọng giới thiệu cùng những ai quan tâm tìm hiểu, học hỏi sáng tác, biểu diễn ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, di sản quý của cha ông.

Bài, ảnh: Lê Viết Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2 Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
Động lực góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, Đảng ủy xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhất là công tác huy động sức dân tham gia hưởng ứng các phong trào, hoạt động ở địa phương. Qua đó, phát huy được sức mạnh đoàn kết, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xuất hiện nhiều điển hình trên các lĩnh vực.

Động lực góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp
Tà áo bay trên quê hương yêu thương

Áo dài cổ phục, áo dài truyền thống, áo dài nữ, áo dài nam, áo dài cách tân, áo dài người lớn, áo dài trẻ em… Áo dài với rất nhiều mảng hình sống động… thật là một bức tranh nhiều màu, nhiều niềm vui, nhiều ý tưởng sáng tạo bất ngờ dành cho áo dài Huế. Bỗng nhận ra, từ cái cổ xưa, cái truyền thống, có những sáng tạo góp phần làm tôn vinh vẻ đẹp của di sản - di sản áo dài, và cũng là một thành công của Tuần lễ Áo dài Huế.

Tà áo bay trên quê hương yêu thương

TIN MỚI

  • Tai nghe sennheiser accentum chính hãng
Return to top