ClockThứ Tư, 09/03/2016 09:16

An toàn cho lao động tự do

TTH - Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên của cả nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chọn làm thí điểm trong việc trang bị kiến thức an toàn trong lao động cho lao động tự do.

Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra các công trình xây dựng

Bỏ ngỏ khâu huấn luyện lao động

Những năm gần đây, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tăng nhanh. Trong đó, khoảng 80% công nhân ngành xây dựng là lao động tự do, lao động phổ thông, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến ATLĐ. Trong khi một số doanh nghiệp xây dựng tìm cách tiết giảm chi phí quản lý, chi phí mua sắm trang thiết bị bảo hộ, dẫn đến tình trạng công nhân thiếu dụng cụ bảo hộ hoặc không giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển dụng đến thi công, dẫn đến tai nạn.

Trên các công trường, vẫn bắt gặp nhan nhàn hình ảnh đội quân “dép lê, mũ mềm” làm việc trên tầng cao cao hàng chục mét mà không có đai bảo vệ. Anh Đặng Văn Ngãi (Xuân Phú, TP Huế) cho biết: “Đã hơn 10 năm trong nghề, từng làm thuê cho nhiều chủ thầu, xây nhiều công trình nhưng tôi chưa hề được trang bị bảo hộ lao động, thậm chí thi công cả các toà nhà cao tầng nhưng không được ký hợp đồng lao động”. Do không có hợp đồng lao động, không được tham gia bảo hiểm xã hội nên khi gặp tai nạn, họ không được hưởng bất cứ chế độ gì. Tiền nằm viện, thuốc men chủ yếu là thương lượng với chủ thầu, người tốt thì còn được hỗ trợ, còn không chẳng có gì, thậm chí tai nạn không làm được việc, họ sa thải luôn”.

Thống kê của Sở LĐ-TB&XH cho thấy, nguyên nhân chính để xảy ra tai nạn lao động chết người chủ yếu vẫn là do người sử dụng lao động vì không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị lao động không đảm bảo, không huấn luyện ATLĐ cho người lao động... Ngoài ra, do người lao động không thực hiện đúng quy trình lao động, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động. Phổ biến nhất vẫn là lực lượng lao động tự do chưa qua đào tạo về ATLĐ, mà vẫn tham gia sản xuất và lao động chưa được học kỹ năng cơ bản trong nghề, quy trình thi công an toàn cho từng khâu khi tham gia xây dựng.

Vỡ vạc nhiều điều

Ông Hoàng Văn Phước, Trưởng phòng Lao động việc làm – Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên của cả nước được Bộ TB&XH chọn làm thí điểm trong việc trang bị kiến thức an toàn trong lao động cho lao động tự do. Chúng tôi đã mở nhiều lớp tập huấn thu hút trên 500 lao động làm ở các ngành nghề nặng nhọc, nguy hại đến tham gia, trang bị những kiến thức cơ bản về những quy tắc chung để giúp họ phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ. Sau những lớp tập huấn, tình hình tai nạn lao động trong tỉnh giảm đáng kể”.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, một trong những lao động tự do, cho biết “Sau khi tập huấn, tôi vỡ vạc ra nhiều điều. Chúng tôi có quyền yêu cầu nhà thầu ký hợp đồng lao động để bảo đảm quyền lợi. Tuy nhiên, lao động tự do phải tuân thủ các biện pháp an toàn của nhà thầu như sử dụng đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Chúng tôi yêu cầu và từ chối làm việc với những khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn, như không có hệ thống che chắn, thiếu lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển cấm nguy hiểm... Về phía các doanh nghiệp, họ cho rằng lao động đã có ý thức trong việc đảm bảo an toàn cho chính mình. Trước khi làm việc, lao động đã biết xem xét tại vị trí mình làm việc có những nguy cơ, rủi ro gì có thể xảy ra tai nạn lao động để có biện pháp phòng tránh. Đối với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp cận với các loại máy, thiết bị, vật tư, người lao động đã chấp hành nghiêm ngặt những quy định về an toàn lao động”.

Qua những đợt kiểm tra liên ngành, nổi lên vấn đề nhiều người sử dụng lao động quá chú trọng đến năng suất nên chưa sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cũng như công tác bảo hộ đảm bảo an toàn cho lao động. Để bảo vệ an toàn tính mạng cũng như sức khỏe cho chính mình, thay vì chờ đợi Nhà nước có những chính sách cụ thể thì những người lao động tự do tự nâng cao ý thức, tìm hiểu Bộ luật Lao động làm căn cứ tự bảo vệ mình trước khi nhận lời làm việc cho bất kỳ tổ chức, đơn vị nào. An toàn lao động là sự bảo hiểm cho phát triển bền vững. Hơn mọi lời cam kết, những việc làm cụ thể xuất phát từ ý thức trách nhiệm cùng sự tự giác, chấp hành kỷ luật của người lao động, người sử dụng lao động và các cấp quản lý sẽ có thể chủ động phòng ngừa được tai nạn lao động.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Sáng 30/3, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này đã thống nhất với đơn vị liên quan về phương án điều tiết, phân luồng xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm giảm tải cho tuyến đường này. Theo đó, xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi - rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top