ClockThứ Sáu, 19/07/2019 07:00

Anh có thể sẽ đối mặt với suy thoái toàn diện

TTH.VN - Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) ngày 18/7 thông tin, nhiều khả năng Anh sẽ đối mặt với suy thoái toàn diện và việc Brexit xảy ra mà không có thỏa thuận nào có thể sẽ khiến nước này chịu mức thâm hụt ngân sách cao gấp đôi vào năm tới.

Ứng cử viên Thủ tướng Anh cam kết sẽ đàm phán lại thỏa thuận BrexitAnh áp thuế CO2 mới nếu Brexit xảy ra mà không có thỏa thuậnBộ trưởng Anh hối thúc Liên minh châu Âu đàm phán lại thỏa thuậnAnh: Hoạt động của khu vực tư nhân chững lại do Brexit và thời tiết xấuNgân hàng Anh tiếp tục chuyển vốn và dịch vụ sang EU để chuẩn bị cho Brexit cứngỨng cử viên Thủ tướng Anh thừa nhận cần EU hỗ trợ khi Brexit không thỏa thuận

Ảnh minh họa: CNBC

Theo OBR, nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới dường như đã bắt đầu chững lại, hoặc có thể chứng kiến mức tăng trưởng giảm đi trong quý II/2019. Sau các cuộc điều tra trong tháng 6 vừa qua cũng báo hiệu rằng mức độ tăng trưởng duy trì ở mức rất yếu. Điều này làm tăng nguy cơ đẩy nền kinh tế vào thời kỳ suy thoái toàn diện.

Một Brexit không thỏa thuận sẽ làm tổn hại niềm tin và ngăn cản đầu tư, từ đó dẫn đến các rào cản thương mại lớn hơn với Liên minh châu Âu (EU), cùng lúc giảm giá đồng Bảng Anh và khiến tăng trưởng của nền kinh tế giảm 2% vào cuối năm 2020.

Trước tình trạng này, nhiều khả năng Anh sẽ phải vay thêm 30 tỷ Bảng (tương ứng 37,4 tỷ USD)/năm trong năm tài khóa 2020/21 vì nguồn thu thuế giảm.

Giữa lúc 2 ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Anh bao gồm Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson và Ngoại trưởng Jeremy Hunt tuyên bố sẵn sàng để Brexit xảy ra mà không có thỏa thuận nếu cần, những cam kết cắt giảm chi tiêu và giảm thuế sẽ gây căng thẳng hơn cho ngân sách nước này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top