ClockThứ Bảy, 07/09/2019 07:19

Anh: Khủng hoảng Brexit là thảm họa kinh tế

TTH.VN - Tờ CNBC dẫn lời ông Christopher Christopher Pissarides - Giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế London trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Ambrosetti (Italy) cho hay, khủng hoảng chính trị đang leo thang của Anh đã và đang đẩy nước này rơi vào thảm họa kinh tế.

Anh sẽ cấp thị thực 3 năm cho công dân EU sau Brexit không thỏa thuậnAnh tổn thất ít nhất 16 tỷ USD nếu Brexit không thỏa thuận xảy raThủ tướng Anh kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 14/10Anh bắt đầu chiến dịch truyền thông 100 triệu bảng để rời EUAnh muốn sớm đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Khủng hoảng Brexit đẩy Anh vào nguy cơ đối diện với thảm họa kinh tế. Ảnh: CNBC

Hiện Thủ tướng Anh Borish Johnson đang rất căng thẳng khi đối diện với vấn đề Brexit, nhất là khi chỉ còn 55 ngày nữa là đến thời hạn nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Một Brexit không thỏa thuận được nhiều cá nhân trong và ngoài Quốc hội Anh nhận định là kịch bản có thể tránh được. Rời đi mà không có thỏa thuận tức là tách khỏi khối một cách đột ngột mà không có giai đoạn chuyển tiếp để các doanh nghiệp có thời gian thích nghi và điều chỉnh cuộc sống ngoài khối.

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo rằng Brexit bất ổn định sẽ khiến nước này chứng kiến sự co lại trong tăng trưởng kinh tế xuống còn 5,5%, thấp hơn so với dự báo đưa ra trước đó vào khoảng 8%. Ủy ban châu Âu (EC) cũng chỉ ra rằng Chỉ số niềm tin kinh doanh (ESI) đã giảm xuống còn 92,5 trong tháng 8, thấp hơn so với mức 94,3 của tháng 7, thấp nhất kể từ tháng 9/2012. 

Dữ liệu kinh tế cho thấy có thể nền kinh tế Anh sẽ bị cuốn vào cuộc “suy thoái kỹ thuật” trong quý tới, Cathal Kennedy – Chuyên gia kinh tế châu Âu tại RBC thông tin.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Return to top