Anh siết chặt xử phạt người lao động nhập cư bất hợp pháp
TTH.VN - Chính phủ Anh hôm nay (25/8) tuyên bố sẽ áp dụng một bộ luật mới nhằm xử phạt hành vi tham gia lao động của người nhập cư bất hợp pháp tại nước này, với mức phạt án tù lên đến 6 tháng và phạt tiền không giới hạn.
Cảnh sát Pháp trấn áp người di cư đang cố gắng tràn qua đường hầm Channel ở Pháp vào Anh - Ảnh: AP
Biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng David Cameron đang chịu áp lực trong việc giải quyết tình trạng người di cư tìm mọi cách để vào Anh và gây ra tình trạng gián đoạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường ngầm Channel nối Anh với Pháp.
Bà Natacha Bouchart, thị trưởng thành phố cảng phía bắc của Pháp Calais, nơi hàng ngàn người di cư đã đóng chốt với hy vọng đến được Vương quốc Anh cho biết, hệ thống phúc lợi hấp dẫn của Anh và sự kiểm soát người nhập cư lỏng lẻo trước đây biến Anh trở thành một thanh “nam châm” thu hút người nhập cư trái phép.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nội vụ Anh phụ trách vấn đề nhập cư James Brokenshire cho biết, "nếu bạn đang ở đây một cách bất hợp pháp, chúng tôi sẽ có hành động để ngăn chặn bạn làm việc, thuê nhà, mở tài khoản ngân hàng hoặc thậm chí lái xe".
Chính phủ Anh tuyên bố chính thức áp dụng bộ luật nói trên sau kỳ nghỉ hè của Quốc hội vào tháng 9 tới. Trong đó, bất cứ người nhập cư trái phép nào bị phát hiện đang lao động ở Anh sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 6 tháng, chịu mức tiền phạt không giới hạn và bị tịch thu toàn bộ thu nhập.
Các biện pháp mới cũng sẽ truy tố những chủ lao động cố tình tuyển dụng người không có giấy phép làm việc ở Anh một cách dễ dàng hơn, cũng như tăng án tù tối đa cho các trường hợp này từ 2 năm lên đến 5 năm.
Thanh Ngân (lược dịch từ BBC & Reuters)
- Kinh tế sẽ phục hồi từ COVID-19 nhanh hơn những cuộc khủng hoảng trước đây (09/03)
- Phát hiện 36 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Lào (09/03)
- Ngân hàng đầu tư nước ngoài điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Hàn Quốc năm 2021 (09/03)
- Thủ tướng Campuchia ra thông điệp khẩn trong đêm (09/03)
- 'Kinh tế Mỹ sẽ không tăng trưởng quá nóng khi phục hồi sau đại dịch" (09/03)
- UNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tế (09/03)
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II (08/03)
- ADB công bố dữ liệu hỗ trợ giao thông vận tải bền vững hơn ở châu Á (08/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19