ClockThứ Tư, 04/09/2019 07:06

Anh tổn thất ít nhất 16 tỷ USD nếu Brexit không thỏa thuận xảy ra

TTH.VN - Nhiều khả năng những tổn thất sẽ lớn hơn do tác động của các biện pháp phi thuế quan, kiểm soát biên giới, từ đó làm gián đoạn mạng lưới sản xuất hiện tại của Anh và EU.

Thủ tướng Anh kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 14/10Anh bắt đầu chiến dịch truyền thông 100 triệu bảng để rời EUBiểu tình trên khắp Anh phản đối kế hoạch tạm ngưng Quốc hộiVấn đề Brexit: Anh và EU vẫn giằng co về điều khoản chốt chặnAnh muốn sớm đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Ảnh minh họa: Reuters

Báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 3/9 chỉ ra rằng, rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào sẽ khiến Anh tổn thất ít nhất là 16 tỷ USD trong doanh thu tại thị trường EU, thậm chí có thể là nhiều hơn sau khi tính toán đầy đủ và chính xác hậu quả của các tác động gián tiếp khác.

“Nghiên cứu của UNCTAD cho thấy một Brexit không thỏa thuận sẽ để lại cho Anh khoản mất mát trị giá 16 tỷ USD trong xuất khẩu, tương đương khoảng 7% trong tổng giá trị xuất khẩu của Anh sang EU”, báo cáo ghi rõ.

Cụ thể, khoản tổn thất bao gồm 5 tỷ USD trong xuất khẩu phương tiện đi lại, 2 tỷ USD đối với các sản phẩm động vật và 2 tỷ USD trong ngành dệt may.

Nhiều khả năng những tổn thất sẽ lớn hơn do tác động của các biện pháp phi thuế quan, kiểm soát biên giới, từ đó làm gián đoạn mạng lưới sản xuất hiện tại của Anh và EU.

Không dừng lại ở đó, UNCTAD cho biết 20% hàng xuất khẩu ngoài EU của Anh có nguy cơ đối mặt với khả năng bị áp thuế cao hơn ở các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Canada và Mexico – những quốc gia có thỏa thuận thương mại ưu đãi với EU.

Nếu Anh không đạt được thỏa thuận trước khi rời khỏi EU, đất nước này có thể sẽ mất thêm 2 tỷ USD trong xuất khẩu, với thuế quan cao hơn cho xuất khẩu xe hơi, thực phẩm chế biến sẵn, áo quần và dệt may.

Vẫn còn nhiều tổn thất khác sẽ xảy ra nếu Anh không ký thỏa thuận tái đầu tư với Việt Nam và các quốc gia MERCOSUR như Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay – những quốc gia đã ký kết thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU).

Bản báo cáo được công bố giữa lúc Quốc hội Anh đang tranh luận kịch liệt về nỗ lực ngăn chặn Anh rời khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/10 tới mà không có thỏa thuận nào được thiết lập.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Return to top