ClockThứ Sáu, 08/11/2019 16:15
Bệnh viện Trường đại học Y Dược:

Áp dụng phương pháp mới điều trị suy tim giai đoạn cuối

TTH.VN - Ngày 8/11, Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế cho biết vừa cấy thành công thiết bị tái đồng bộ tim nhĩ phải-thất trái điều trị suy tim cho bệnh nhân Trần Thị Ng. Đây là phương pháp mới trong điều trị suy tim giai đoạn cuối, giúp giảm rất nhiều chi phí cho bệnh nhân.

Hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim nặng

PGS.TS. Hoàng Anh Tiến (thứ hai, từ trái sang) và ekip can thiệp tim mạch cấy thiết bị tái đồng bộ tim điều trị suy tim cho bệnh nhân Ng.

Bệnh nhân Trần Thị Ng. (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối nhập viện ngày 4/10 trong tình trạng mệt và khó thở nhiều, có tiền sử bệnh cơ tim giãn suy tim độ 3, độ 4 bloc nhánh trái hoàn toàn đã 7 năm. Bệnh nhân Ng. phải hạn chế hoạt động hàng ngày vì sức co bóp của tim kém, cơ tim co bóp không đồng bộ do hoạt động điện trong tim bị rối loạn. Bệnh nhân phải điều trị thường xuyên suy tim và có chỉ định ghép tim, nhưng hoàn cảnh rất khó khăn nên không đủ điều kiện ghép tim được.

Ngày 6/10, PGS.TS. Hoàng Anh Tiến và ekip can thiệp tim mạch Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế với sự hỗ trợ lập trình tối ưu hóa của GS.TS Trần Thống (đến từ California, Hoa Kỳ, hiện là giáo sư danh dự Trường đại học Y Dược Huế, cố vấn kỹ thuật hội nhịp học Việt Nam) đã cấy thành công thiết bị tái đồng bộ tim điều trị suy tim cho bệnh nhân. Đây là thiết bị điều trị suy tim giai đoạn cuối với kỹ thuật tái đồng bộ tim mới nhĩ phải-thất trái do GS.TS Trần Thống tặng cho bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn.

Bệnh nhân Ng. (mặc áo xám) đã khỏe hơn và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Trong ảnh các bác sĩ đang lập trình tối ưu hóa máy tái đồng bộ tim theo kỹ thuật mới cho bệnh nhân. 

Theo GS.TS. Huỳnh Văn Minh, Giám đốc trung tâm tim mạch, máy tái đồng bộ tim là thiết bị giúp cơ tim co bóp đồng thời, gia tăng hiệu quả tống máu của tim, điều trị suy tim giai đoạn cuối. Kỹ thuật đặt máy tái đồng bộ tim theo phương pháp truyền thống đã được tiến hành tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược từ năm 2012, tuy nhiên lần này kỹ thuật tái đồng bộ tim theo phương pháp mới với đồng bộ nhĩ phải-thất trái, giúp giảm chi phí điều trị chỉ còn 1/3 giá thành trước đây - 150 triệu (trước đây chi phí là 500 triệu) trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị suy tim.

Sau được cấy máy, bệnh nhân Ng. được đội ngũ y bác sĩ Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế theo dõi định kỳ và lập trình máy để tối ưu hóa hoạt động cho tim. Hiện tại, bệnh nhân Ng. đã đỡ khó thở và khỏe hơn, có thể xuất viện trong 3 ngày tới.

“Hiện Bệnh viện Trường đại học Y Dược đang tập trung phát triển những kỹ thuật cao, tăng cường trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia trên thế giới và đặc biệt ưu tiên những kỹ thuật cao với mức chi phí phù hợp như kỹ thuật mới tái đồng bộ tim nhĩ trái-thất phải được áp dụng thành công lần này”, PGS.TS. Nguyễn Khoa Hùng, Quyền Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế cho biết thêm.

Ngọc Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng thống Emmanuel Macron có cơ hội ghi dấu ấn ở Pháp

Giành chiến thắng trong vòng bầu cử quyết định, ông Emmanuel Macron tái đắc cử, chính thức trở thành tổng thống Pháp đầu tiên giữ chức vụ trong hai nhiệm kỳ liên tiếp sau 20 năm, qua đó cho ông cơ hội để ghi lại dấu ấn của mình đối với đất nước.

Tổng thống Emmanuel Macron có cơ hội ghi dấu ấn ở Pháp
Áp dụng thành công kỹ thuật mới trong gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân suy tim nặng giai đoạn cuối

Là trường hợp nguy cơ cao trong quá trình gây mê phẫu thuật, nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật mới của Khoa Gây mê hồi sức B - Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân Phạm Văn T. đã thoát khỏi nguy hiểm, sau khi phẫu thuật cắt cụt cánh tay phải, hiện tại sức khỏe đang hồi phục. “Đây là sự may mắn và phúc đức mà tôi gặp được”, bệnh nhân T. chia sẻ.

Áp dụng thành công kỹ thuật mới trong gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân suy tim nặng giai đoạn cuối

TIN MỚI

Return to top