ClockThứ Bảy, 10/06/2017 13:05

Áp lực cạnh tranh của du lịch

TTH - Dù muốn hay không thì cuộc cạnh tranh về phát triển du lịch ở các tỉnh miền Trung vẫn cứ và đang diễn ra. Chỉ nhìn qua các lễ hội được tổ chức hoặc các chính sách thu hút đầu tư thôi cũng cho thấy điều này.

Hue Ecolodge (Thủy Biều) chọn hướng du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh: Hue Ecolodge

Cạnh tranh có cái hay là nó tạo ra động lực thúc đẩy phát triển nhưng nó cũng gây ra nhiều “áp lực”.

Trên bản đồ du lịch miền Trung, tùy đặc điểm của từng tỉnh mà có những thế mạnh khác nhau. Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa… đẩy mạnh du lịch biển; Quảng Nam đẩy mạnh du lịch di sản phố cổ; Quảng Bình đẩy mạnh du lịch di sản thiên nhiên và Huế thì đẩy mạnh du lịch văn hóa. Trong tương quan các tỉnh, thành với những sản phẩm đầy hấp dẫn và dày đặc như vậy phải nói miền Trung đã diễn ra một cuộc cạnh tranh về điểm đến hết sức mạnh mẽ.

Trong cuộc cạnh tranh này, có vẻ như một số tỉnh đã có những “bứt phá” . Từ năm 2016 có nhiều tỉnh đã vượt qua con số đón 4 triệu lượt khách như Quảng Nam, Khánh Hòa. Riêng Đà Nẵng đã vượt hơn 5 triệu lượt khách.

Trong phát triển, nền tảng của điểm xuất phát là hết sức quan trọng bởi nó tạo ra nhiều lợi thế. Với điểm xuất phát khác nhau, rất có thể trong vài năm đến chúng ta sẽ chứng kiến việc “phân tốp” của du lịch các tỉnh miền Trung.

Ở miền Trung, nhiều tỉnh xác định du lịch là một thế mạnh và đã tập trung đầu tư phát triển từ nhiều năm qua, nên đến thời điểm này có thể nói nhiều tỉnh đã có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối vững. Nhiều điểm đến với những sản phẩm mới có đẳng cấp, tạo sự khác biệt được đầu tư bổ sung.

Theo cách nghĩ thông thường, nơi nào có thể mạnh, tiềm năng thì nơi đó dễ thu hút đầu tư. Tuy nhiên thực tế chưa hẳn đã như vậy. Trong một nguyên tắc của đầu tư kinh tế, ngoài địa điểm thì nhà đầu tư còn tính đến rất nhiều yếu tố như thời điểm đầu tư, thời gian thu hồi vốn… nghĩa là hiệu quả kinh tế. Những nơi nào có những “bứt phá” về lượng khách sẽ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh này.

Trong bối cảnh như vậy, theo người viết bài này, có thể xuất hiện những xu hướng mà du lịch các tỉnh miền Trung sẽ ưu tiên theo đuổi trong thời gian đến.

Thứ nhất là đặt nặng mục tiêu thu hút khách, gia tăng giá trị hơn là tăng thời gian lưu trú. Bởi hai vấn đề này tuy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng không hẳn đi cùng với tỷ lệ thuận. Nghĩa là khi lượng khách tăng chưa hẳn thời gian lưu trú sẽ tăng.

Trong việc thiết kế các tour du lịch, chúng ta thấy thường các nhà chào bán dịch vụ là trên dưới 7 ngày. Trừ những du khách đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, hội họp, hoặc kết hợp với chữa bệnh thì ở lại một điểm nào đó lâu hơn (nhưng số này không nhiều), còn tâm lý phổ biến là được đến nhiều nơi, xem những sản phẩm đặc sắc nhất của một tỉnh. Trong khi, một vệt du lịch miền Trung, chỗ nào cũng có cái đáng để khám phá. Đó còn chưa kể sự cạnh tranh của những địa diểm du lịch “mới nổi” như Quảng Bình nhờ phát hiện các hệ thống hang động mới và một số nước trong khu vực. Vì vậy, đối với những tỉnh đã đạt 2 ngày lưu trú khách, như trên đã nói, sẽ không dễ dàng tăng chỉ số này. Cho nên có thể, mục tiêu thu hút để tăng lượng khách mới hoặc khách quay trở lại là mục tiêu nhiều tỉnh theo đuổi !?

Thứ hai là đẩy mạnh du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Tuy không có những con số thống kê, đánh giá cụ thể nhưng nhìn trên tổng thể, có vẻ như du khách đang có xu hướng tìm đến những nơi có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hơn là các sản phẩm du lịch văn hóa. Có phải vậy không mà Đà Nẵng và Khánh Hòa thu hút rất đông một lượng khách so với nhiều tỉnh khác? Hai tỉnh này có nền tảng phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở biển và có những sản phẩm du lịch giải trí bổ sung được cho là hấp dẫn. Vì vậy có thể trong những năm đến, các nhà đầu tư du lịch sẽ quan tâm đến loại hình sản phẩm du lịch này.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.

Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

TIN MỚI

Return to top