ClockThứ Hai, 25/07/2016 10:19

Áp lực của dệt may

TTH - Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nước tăng do lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, từ 8-10%; mức lương tối thiểu tăng bình quân 26,4%/năm – mức này ở khối doanh nghiệp FDI là 18,1%/năm - trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn này tăng bình quân 10,7%, năng suất lao động tăng 3,9% đã làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Trong mối tương quan này, các khoản phí, bảo hiểm, chi phí vận chuyển... mà doanh nghiệp và người lao động phải trả cũng tăng theo đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và số đông người lao động. Đây là những vấn đề đã được ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đề cập đến trong một cuộc họp mới đây về “Đánh giá tình hình ngành dệt may 6 tháng đầu năm; những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và các giải pháp tháo gỡ” tại Hà Nội.

Cũng theo đại diện của Vitas, mặc dù có thể khắc phục được một phần tình trạng thiếu các đơn hàng mới trong thời gian ngắn, nhưng các doanh nghiệp dệt may sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều lần trong tháng tới. Điều đáng quan ngại là ở chỗ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất khó khăn. Do sức tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới giảm, lượng hàng tồn nhiều đã dẫn đến giá xuất khẩu gần như không tăng và có xu hướng giảm trong biên độ từ  10-15%. Bên cạnh đó, chính sách ổn định tỷ giá của Việt Nam so với đồng USD mặt khác cũng làm cho dệt may gặp khó khi phải đương đầu với nhiều nước cạnh tranh trực tiếp do việc giảm giá đồng tiền của họ gấp nhiều lần biên độ giảm giá của đồng Việt Nam như ở Campuchia, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... và điều này không phải là ngoại lệ đối với cả những doanh nghiệp dệt may đầu đàn của Việt Nam hiện nay. Thông tin đáng lưu ý khác là khả năng xuất khẩu toàn ngành năm nay có chỉ đạt 29 tỷ USD, giảm 2 tỷ USD so với kế hoạch đề ra.

Trong khi nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải xoay xở, tìm kiếm mở rộng thị trường, đơn hàng... để bảo đảm doanh thu cũng như thu nhập cho người lao động thì các doanh nghiệp dệt may ở Huế có vẻ may mắn hơn khi vấn đề nổi cộm hiện nay là thiếu lao động. Và do vậy, có vẻ như sức ép quan trọng nhất của các doanh nghiệp dệt may Huế hiện này là việc cạnh tranh đến từ việc làm thế nào đảm bảo nhân công cho các dây chuyền sản xuất và hoạt động thường xuyên của nhà máy. Mật độ nhà máy đông và phân bổ gần nhau đã dẫn đến áp lực về nguồn lao động. Mặc dù mỗi doanh nghiệp, công ty đều có những chính sách ưu đãi riêng ở mức cạnh tranh nhưng tình trạng lao động nhảy việc vẫn là điều đang diễn ra, nhất là các lao động có tay nghề kỹ thuật cao và lao động phổ thông thiếu ở mức con số hàng trăm ở mỗi đơn vị.

Việc hình thành một trung tâm dệt may ở Thừa Thiên Huế, trong đó có công nghiệp phụ trợ là điều đang được hướng đến và trong hướng đi này, việc thu hút và  giải quyết nguồn lực có vẻ là không quá đáng lo. Tuy nhiên, đây chỉ là cách nghĩ đơn thuần vì tình trạng cạnh tranh chính trên sân nhà, tình trạng nhảy việc sẽ làm các nhà đầu tư tính toán về độ rủi ro, về các chi phí tăng thêm trong sự không ổn định để phát triển. Hơn nữa, những áp lực đang có của dệt may cả nước có thể cũng là điều sẽ xảy ra khi bước vào sân chơi lớn...

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Tập Gym bao nhiêu tiền 1 tháng? Bảng phí chi tiết nhất

Tập Gym bao nhiêu tiền 1 tháng? Câu trả lời là mức giá dao động từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tuy nhiên sẽ có thêm nhiều loại phí phát sinh khác mà bài viết sau sẽ cập nhật chi tiết.

Tập Gym bao nhiêu tiền 1 tháng Bảng phí chi tiết nhất
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top