ClockThứ Hai, 15/05/2017 14:11

APEC 2017: Đảm bảo hợp tác thực chất, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai, các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan, sáng 15/5, tại Hà Nội, Đối thoại chính sách cao cấp APEC về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số đã khai mạc.

Cuộc Đối thoại có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện các nền kinh tế thành viên APEC. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với các đại biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Nguồn nhân lực, trung tâm của sự phát triển Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Đối thoại chính sách cao cấp APEC về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là hội nghị mở đầu cho 8 hội nghị cấp bộ trưởng trong Năm APEC Việt Nam 2017; thể hiện nỗ lực không ngừng của cộng đồng APEC cũng như của Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực. 

Theo Phó Thủ tướng, nguồn nhân lực luôn là trung tâm của sự phát triển, đặc biệt là trong kỷ nguyên số. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã mang tới nhiều yêu cầu, điều kiện mới để phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề này không chỉ đặt ra với những nhân lực có trình độ làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao mà còn liên quan đến tất cả các tầng lớp lao động, bao gồm lao động giản đơn. 

Khu vực APEC là khu vực phát triển rất năng động. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng ở các nền kinh tế thành viên APEC đều cao hơn mức trung bình. Điều này không chỉ góp phần tăng năng suất lao động, phát triển công nghệ thông tin mà còn tạo sự thuận lợi trong kết nối phương tiện để mở ra cơ hội mới cho mỗi cá nhân và cộng đồng với mục tiêu để tất cả mọi người được chia sẻ, giao lưu, tiếp cận, đóng góp chung vào thành tựu văn minh nhân loại của toàn cầu. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc kết nối, mở rộng mạng lưới và tăng cường hợp tác giữa các trung tâm đào tạo trong khu vực và trên thế giới đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề rất quan trọng; giúp đảm bảo sự hợp tác thực chất hơn giữa các thành viên với cộng đồng doanh nghiệp. Đối thoại lần này sẽ góp phần vào sự phát triển của nguồn nhân lực trong khu vực APEC và tạo động lực mới cho các nền kinh tế thành viên cùng chung tay hợp tác vì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và thế giới; phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. 

Công nghệ, số hóa, cơ hội mới góp phần nâng cao năng suất lao động Các đại biểu tham dự cuộc Đối thoại đã tham gia các phiên thảo luận tập trung vào một số nội dung chính: Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo sự năng động mới để tăng trưởng; Thúc đẩy cam kết của các bên liên quan trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực; Thông qua khuôn khổ hợp tác APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. 

Theo đó, các đại diện đến từ nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm liên quan tới cơ hội, thách thức khi đối diện với vấn đề phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội trong kỷ nguyên số. Ngoài ra, vấn đề về tương lai việc làm cũng được quan tâm thảo luận với mục tiêu chia sẻ thông tin và thực tiễn liên quan về phát triển nguồn nhân lực, cũng như nền tảng hợp tác giữa các bên tham gia. Trong nội dung thảo luận về giáo dục và đào tạo kỹ năng, đại diện của các nền kinh tế thành viên APEC và đại diện một số cơ sở đào tạo, doanh nghiệp bàn thảo về vai trò, trách nhiệm công – tư trong giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ chế cho sự tham gia của các bên trong quá trình này. 

Tiến sỹ Alan Bollard, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC cho rằng, trong những năm vừa qua, các nền kinh tế là chủ nhà APEC đã chuyển trọng tâm hướng tới những lĩnh vực giúp nâng cao năng lực con người, chú trọng vào tự do hóa thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phụ nữ trong phát triển kinh tế, dịch chuyển lao động xuyên biên giới, các vấn đề đàm phán trong thương mại… 

Trong năm đăng cai, Việt Nam đã đề ra bốn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Việt Nam đã đề xuất những giải pháp ứng phó đối với vấn đề này. Tại cuộc Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, các tiến bộ khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ lên toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của các nền kinh tế thành viên APEC. 

Theo đó, trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, việc ứng dụng công nghệ và số hóa là cơ hội mới góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng kinh tế; tạo điều kiện cho việc ra đời, phát triển mô hình kinh doanh mới, thị trường mới và những cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đặt ra nhiều thách thức mới do sự gia tăng của tính phân đoạn trong quy trình sản xuất, chế tạo; do thay đổi, phát sinh trong thị trường lao động, quan hệ lao động và nhu cầu của các nghề mới. 

Việc nắm bắt những thay đổi do cách mạng công nghệ lần thứ 4 tạo ra và chủ động điều chỉnh, thực hiện các chính sách về việc làm, đào tạo nghề sẽ hỗ trợ các nền kinh tế thành viên APEC trong quá trình đối phó với những thách thức trong nền kinh tế và trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực. Các nền kinh tế thành viên APEC đang thúc đẩy nỗ lực để đảm bảo tăng trưởng toàn diện, bền vững; trong đó tập trung mạnh vào việc tăng cao khả năng thích ứng của lực lượng lao động để nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi của phát triển công nghệ. 

Theo đó, việc tăng cường các nỗ lực đảm bảo việc làm bền vững, chất lượng cho tất cả mọi người đặc biệt là các nhóm yếu thế bằng cách hỗ trợ tiếp cận hệ thống giáo dục, dạy nghề bao trùm, có chất lượng, khích lệ tinh thần khởi nghiệp; hoàn thiện hệ thống an sinh xã hộ i, tăng cường hợp tác các khu vực là mối quan tâm, cam kết của các nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế thành viên APEC.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Return to top