ClockThứ Tư, 25/04/2018 15:42

AR Emoji của Samsung có thể trò chuyện với nhau

Samsung đã tung ra tính năng AR Emoji độc đáo của riêng mình nhưng mới đây, hãng đã được cấp một bằng sáng chế với một lí do hoàn toàn khác về AR Emoji: Để phục vụ cho việc trò chuyện video.

Tính năng AR Emoji được Samsung sao chép từ Animoji của Apple?

Với bằng sáng chế này, bạn có thể trò chuyện video với AR Emoji của Samsung bằng cách sử dụng hình ảnh đại diện được tạo ra từ tính năng AR Emoji của Samsung.

Theo trang tin công nghệ Theverge, khi Samsung tung ra tính năng AR Emoji độc đáo của mình, nhiều người cho rằng, đó chỉ là "việc đáp lại" trước Animoji của Apple. Tuy nhiên việc Samsung tung ra AR Emoji không chỉ dừng ở đó, bởi hãng đã được cấp một bằng sáng chế vào tuần trước cho tính năng AR Emoji nhưng với một lí do hoàn toàn khác: Đó là tính năng AR Emoji để phục vụ cho việc trò chuyện video với điều kiện băng thông hạn chế.

Tính năng AR Emoji để phục vụ cho việc trò chuyện video với điều kiện băng thông hạn chế.

Vào năm 2013, Samsung đã từng dự đoán rằng, sẽ tiếp tục có vấn đề về băng thông với các video trực tuyến trong tương lai gần. Vì vậy, bằng sáng chế mới có liên quan đến tính năng AR Emoji của công ty cho phép người dùng trò chuyện video với nhau bằng mô hình 3D trên chính khuôn mặt của họ. Và nội dung này vừa được trang công nghệ PatentlyMobile phát hiện ra.

Nội dung trong bằng sáng chế mới liên quan đến tính năng AR Emoji đã mô tả: "Các hệ thống truyền thông video hiện tại thường yêu cầu băng thông cao và có độ trễ cao do toàn bộ chuỗi hình ảnh cần phải được tạo và nén trước khi truyền tín hiệu đến thiết bị khác".

 Ngoài ra, Samsung cũng đề cập đến việc có trường hợp "không thể trò chuyện bằng video vì camera không được lắp trực tiếp trên màn hình".

Samsung còn nói thêm rằng: "Trên thực tế có nhu cầu đối với một hệ thống truyền thông trực quan có khả năng hiển thị hình ảnh, nét mặt và chuyển động thực tế của người dùng trong thời gian thực, đồng thời giảm băng thông".

 Hiện tính năng AR Emoji của Samsung giúp bạn tạo hình đại diện dựa trên ảnh của chính mình. Sau đó, bạn có thể gửi nó dưới dạng hình ảnh và GIF, nhưng không thể sử dụng để trò chuyện video. Tuy nhiên nếu bằng sáng chế mới này được Samsung áp dụng cho AR Emoji, khi đó mọi người có thể xem được hình đại diện thông qua các cuộc trò chuyện video, thay vì chỉ nhìn thấy hình ảnh của nhau.

Theo pcworld.com.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
So sánh 3 điện thoại tầm 10 triệu đáng mua đầu năm 2023

Điện thoại giá rẻ chỉ tầm 10 triệu vào năm 2023 sẽ khiến cho bạn ngạc nhiên với hiệu suất mạnh mẽ, giúp người dùng thừa khả năng chiến các tựa game mới, cộng với viên pin đủ dùng cho cả ngày dài. Hãy cùng khám phá tại đây nhé.

So sánh 3 điện thoại tầm 10 triệu đáng mua đầu năm 2023
Hứng thú “Khởi nghiệp cùng Shark Liên”

Sáng 18/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức tổ chức chương trình tọa đàm “Khởi nghiệp cùng Shark Liên” năm 2023 tại Trường cao đẳng Du lịch Huế với sự chia sẻ của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) - Chủ tịch Tập đoàn AquaOne.

Hứng thú “Khởi nghiệp cùng Shark Liên”
Hậu duệ vua Hàm Nghi trò chuyện với học sinh, sinh viên Huế

Tiếp tục chuỗi hoạt động trong chuyến sang thăm và làm việc tại Huế, chiều 11/1, TS. Amandine Dabat, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã có buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên tại Viện Pháp tại Huế.

Hậu duệ vua Hàm Nghi trò chuyện với học sinh, sinh viên Huế
Miếng trầu của mẹ tôi…

Mẹ tôi ăn trầu từ 14 tuổi, từ ngày còn tóc đuôi gà. Mới sáng tinh mơ, mẹ đã quang gánh theo bà tôi đi chợ huyện. Đường đất đá, lởm chởm sống trâu, hai mẹ con không có dép, nên đến chợ thì môi tím lại và đôi bàn chân cứng đơ, dẫm phải mảnh sành cũng chẳng biết đau. Đôi vai mẹ gầy nhô lên run bần bật vì đói, vì rét. Bà tôi giở trầu ra ăn, bảo: Con tập ăn trầu đi, sẽ thấy ấm người.

Miếng trầu của mẹ tôi…

TIN MỚI

Return to top