ClockThứ Ba, 05/03/2019 20:46

ASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dương

TTH - Các Bộ trưởng đến từ 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN đặc biệt về rác thải đại dương, diễn ra ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) từ ngày 4-6/3, nhằm thảo luận về những vấn đề liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa trên biển và đưa ra giải pháp khu vực để giải quyết mối đe dọa nghiêm trọng này đối với các hệ sinh thái biển.

Tương lai cục diện việc làm ở 6 nền kinh tế lớn nhất ASEANEU nỗ lực thúc đẩy thương mại với ASEAN

Rác thải nhựa ở vịnh Lampung, làng Sukaraja, thành phố Bandar Lampung, Indonesia. Ảnh: AFP

Trong đó, các thành viên ASEAN ngày 5/3 ký Tuyên bố Bangkok để cùng nhau chống lại vấn đề rác thải nhựa đại dương trong khu vực.

Người đứng đầu Cục Tài nguyên biển và bờ biển Thái Lan, ông Jatuporn Buruspat cho hay, Tuyên bố Bangkok sẽ là khuôn khổ hợp tác đầu tiên của ASEAN để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa trên biển trong khu vực.

“Hội nghị sẽ là sự kiện lịch sử, bởi đây là lần đầu tiên các quốc gia thành viên ASEAN chính thức thảo luận về vấn đề rác thải nhựa trên biển tại một cuộc họp chính thức của ASEAN để cùng nhau tìm ra giải pháp”, ông Jatuporn nhận định.

Đây là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái biển và phúc lợi của người dân Đông Nam Á, vì khu vực này hứng chịu ô nhiễm rác thải nhựa trên biển một cách nặng nề. 5 trong số 10 quốc gia thải khối lượng rác thải nhựa ra biển lớn nhất thế giới nằm ở khu vực này.

Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển là một vấn đề xuyên biên giới, những biện pháp hợp tác của các quốc gia ASEAN và sự đóng góp từ mỗi quốc gia thành viên là cần thiết để đạt được một giải pháp hiệu quả và bền vững, ông Jatuporn nhấn mạnh.

“Đại diện đến từ các quốc gia quan sát như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân cũng tham gia hội nghị, vì chúng tôi cần sự hợp tác từ mọi bên liên quan để giải quyết vấn đề này”, người đứng đầu Cục Tài nguyên biển và bờ biển Thái Lan lưu ý.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Cục Kiểm soát ô nhiễm Thái Lan (PCD) Pralong Dumrongthai cho hay, chính quyền quốc gia này cũng đang tích cực làm việc để giảm lượng rác thải nhựa ra biển.

“Ngay bây giờ, mọi cơ quan liên quan đang hợp tác để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất thải ở mọi giai đoạn, từ việc giảm phát thải, thực hiện tái sử dụng và tái chế chuyên sâu hơn, đến nâng cấp hệ thống xử lý chất thải”, ông Pralong nói thêm.

LÊ THẢO

 (Lược dịch từ The Nation & ASEAN2019)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

Huế được biết đến với một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều “con sâu” làm rầu môi trường du lịch. Những vụ việc "chặt chém", "chèo kéo" khách làm du lịch Huế mất điểm trong mắt du khách, dù đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Sự kiên quyết, mạnh tay từ chính quyền địa phương và ngành du lịch thôi là chưa đủ, muốn giữ gìn hình ảnh du lịch Huế, rất cần sự chung tay từ các cấp, ngành, người dân.

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế Mạnh tay nhưng cần sự chung tay
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top