Thế giới

ASEAN đang tụt lại phía sau trong nỗ lực phát triển bền vững

ClockThứ Sáu, 20/09/2019 20:35
TTH - Tham dự một diễn đàn về Tương lai bền vững tại Singapore, các chuyên gia cảnh báo, Đông Nam Á đang bị tụt lại phía sau trong các nỗ lực phát triển bền vững.

ASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vựcASEAN cần phát triển du lịch bền vữngHội nghị ASEAN thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững

Khu dân cư ven biển ở Thái Lan hoang tàn sau một trận sóng thần. Ảnh: Reuters

Theo ông Rintaro Tamaki, Chủ tịch Trung tâm Tài chính Quốc tế Nhật Bản, khu vực này vẫn còn cách khá xa chính sách môi trường tổng thể trong việc giải quyết mối đe dọa của biến đổi khí hậu, bất chấp các nước châu Á phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường xuyên biên giới.

“Nhiều nước trong khu vực là các nền kinh tế mới nổi, mặc dù cũng có trường hợp ngoại lệ nhưng phần lớn các nước vẫn đang hướng đến việc tìm kiếm sự tăng trưởng trước tiên, sau đó đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hai yếu tố này nên được tiến hành cùng lúc”, ông Tamaki nói.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị thiên tai nhất trên thế giới, với hơn 1.000 sự kiện thời tiết - bao gồm lũ lụt, động đất, núi lửa hoạt động, hạn hán và cháy rừng, được ghi nhận từ năm 1990 đến 2016.

Tuy nhiên, ông Gabriel Wilson-Otto, người đứng đầu Công ty Quản lý Tài sản BNP Paribas Asset Management khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết, đã có rất nhiều bước đi tích cực trên khắp khu vực trong các nỗ lực về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nói chung. Đồng thời, khu vực cần thực hiện các bước đi để tăng cường hội nhập và xây dựng một cộng đồng tích cực làm việc theo hướng nỗ lực phát triển bền vững, ông khuyến cáo.

Trong khi đó, ông Tamaki nhấn mạnh, hợp tác liên chính phủ là cách tốt nhất để khu vực thực hiện các khuôn khổ pháp lý toàn diện, gắn kết và tiêu chuẩn hóa các chính sách môi trường.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Theedgesingapore)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top