ClockThứ Sáu, 16/03/2018 20:43

ASEAN hướng tới hội nhập kinh tế khu vực

TTH - Một sáng kiến ​​hợp tác mới về các tiêu chuẩn kỹ thuật số giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Úc vào hôm thứ sáu (16/3) đã được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hoan nghênh và gọi đây là “bước đi đầu tiên rất tốt trong việc phát triển các chuẩn kỹ thuật số tương tác”.

ASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giớiTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANSingapore tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 ở Philippines

Lá cờ ASEAN và cờ của các nước thành viên ASEAN. Ảnh: AFP/Romeo Gacad

Ông cho rằng, điều này sẽ tạo thuận lợi cho thương mại và giảm chi phí cho các doanh nghiệp của ASEAN và Úc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Sáng kiến ​​trên được Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull công bố tại một hội nghị dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bên lề Hội nghị cấp cao đặc biệt đầu tiên giữa ASEAN và Úc.

Sáng kiến ​​mới phù hợp với một thỏa thuận về thương mại điện tử mà ASEAN đang theo đuổi, giúp hợp lý hóa các hệ thống quản lý khác nhau trên 10 quốc gia thành viên và làm cho các giao dịch điện tử dễ dàng và an toàn hơn.

Phát biểu với tư cách Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhấn mạnh sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số ở ASEAN và đưa ra dẫn chứng về Grab và Go-Jek có trụ sở tại Singapore và Indonesia như là  minh chứng về những công ty mới khởi nghiệp nhưng đã thu hút 8 tỷ USD từ nhà đầu tư năm ngoái.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng một nửa GDP của các thành viên ASEAN và là nguồn cung cấp ít nhất một nửa trong tổng số việc làm trong khu vực. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho rằng đây chính là động lực tăng trưởng - đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển như ASEAN, Thủ tướng Lý Hiển Long nói: “SMEs là động lực để đổi mới, thể hiện tinh thần doanh nghiệp”. Trên bình diện khu vực, ASEAN đang thực hiện kế hoạch hành động chiến lược kéo dài 10 năm để phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ASEAN cũng có tiềm năng to lớn như một thị trường rộng lớn và đang phát triển với hơn 600 triệu dân, khu vực này sẽ trở thành thị trường lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 với mức chi tiêu của người tiêu dùng hàng năm dự kiến ​​sẽ đạt 2,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2020”.

Để tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp phát triển, các rào cản gia nhập và các chi phí giao dịch đã được hạ thấp kể từ khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Khối này cũng ký hiệp định thương mại tự do với Úc và New Zealand (AANZFTA) - “Hiệp định tự do thương mại tiến bộ nhất của ASEAN”.

“ASEAN đang tiếp tục hướng tới hội nhập kinh tế khu vực. Xu hướng này trên toàn cầu có thể đang đi theo hướng ngược lại, nhưng trong ASEAN và Đông Nam Á, chúng tôi đang cố gắng hết sức để để hội nhập sâu hơn, tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau làm việc, thương mại, mở cửa thị trường và cùng trở nên thịnh vượng”, Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định.

“Tôi tin tưởng rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một triển vọng đầy hứa hẹn ở Úc cũng như ở ASEAN, và những nỗ lực kết nối của các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, các chính phủ và các đối tác sẽ cho phép chúng ta nắm bắt những cơ hội ngày càng tăng trong khu vực và làm cho thị trường này trở nên thịnh vượng, một môi trường thành công cho các doanh nghiệp và người dân”

Ngọc Hà

 (dịch từ newsasia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top