ClockThứ Sáu, 19/10/2018 20:50

ASEAN kêu gọi hội nhập để bảo tồn đa dạng sinh học

TTH - “Đa dạng sinh học là nguồn sống của chúng ta. Đó là nơi chúng ta lấy thức ăn, nguyên liệu điều chế thuốc, nguyên liệu phục vụ may mặc, xây dựng hạ tầng và sản xuất của nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Do đó, những vấn đề về đa dạng sinh học và môi trường luôn cần được lồng ghép trong các lĩnh vực phát triển khác”, Tiến sĩ Theresa Mundita S. Lim, Giám đốc điều hành Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) phát biểu tại hội thảo ASEAN về xu hướng lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các lĩnh vực phát triển như: du lịch, cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng cho hay.

FAO: Cần quản lý thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học trên các đại dương chungHơn 750 chuyên gia tập trung giải quyết khủng hoảng đa dạng sinh họcBiến đổi khí hậu có thể làm giảm hơn một nửa động vật hoang dã vào năm 2100

Được đồng chủ trì bởi ACB và Cơ quan quản lý đa dạng sinh học quốc gia Ấn Độ, tại hội thảo khu vực về lồng ghép đa dạng sinh học vào các lĩnh vực phát triển ở các nước thành viên ASEAN, các đại biểu đưa ra rất nhiều ý kiến để từ đó thống nhất phương pháp lồng ghép đa dạng sinh học, cũng như triển khai các hành động ưu tiên thực hiện chiến lược đa dạng sinh học và kế hoạch hành động quốc gia, tiến đến đạt được mục tiêu đa dạng sinh học Aichi vào năm 2020.

Lồng ghép đa dạng sinh học trong du lịch

Du lịch sinh thái hiện đang là cầu nối quan trọng, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế, kinh doanh và đa dạng sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn. Sự đa dạng về quần thể sinh học và văn hóa của ASEAN là những yếu tố chủ chốt biến khu vực này thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là du khách từ các nước phát triển. Một khi được quản lý đúng cách, du lịch sinh thái có thể mang lại một khoản doanh thu vô cùng lớn, hỗ trợ bù đắp cho những thiếu hụt trong ngân sách truyền thống dùng cho bảo vệ các vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn khác.

Theo nhận định của các chuyên gia, vấn đề này đòi hỏi khung quy định nghiêm ngặt của các doanh nghiệp tại tất cả các điểm du lịch.

Đa dạng sinh học và cơ sở hạ tầng bền vững

Đồng hành cùng tăng trưởng kinh tế là phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng liên quan đến các hệ thống vật chất cần thiết để cải thiện cuộc sống như đường sá, điện nước...

Với vấn đề này, Giám đốc Lim khẳng định đa dạng sinh học cần được xem xét cụ thể kể từ khi lập kế hoạch tài chính và tiến hành xây dựng. Cụ thể, các nước nên chú ý hơn về việc triển khai xây dựng các tòa nhà bền vững, tích hợp các yếu tố như hiệu suất năng lượng, độ bền, thiết kế thân thiện với môi trường...

Đầu tư nhiều hơn vào đa dạng sinh học

Bên cạnh những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN về thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trong ngành tài chính như: triển khai “chương trình ngân hàng cây”- lấy cây làm đảm bảo cho các khoản vay lãi suất thấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC), hoặc chương trình “tài chính xanh” – nơi Indonesia cung cấp tài chính cho các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, nhiều chuyên gia khuyến khích ngân hàng ngưng phê duyệt các khoản vay cho các hoạt động kinh doanh gây hại đến môi trường.

Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Franz Jessen khẳng định: “Đa dạng sinh học là trách nhiệm cần được chia sẻ. Những gì xảy ra cho phần này sẽ ảnh hưởng đến các phần khác. Do đó, khủng hoảng đa dạng sinh học yêu cầu chuỗi các giải pháp của cả khu vực và toàn cầu”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Philippine Information Agency)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023

TIN MỚI

Return to top