Thế giới

ASEAN, Mỹ sẽ họp thượng đỉnh lịch sử vào năm 2016

ClockThứ Tư, 02/12/2015 15:08
TTH.VN - Ngày 2-12, Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian thông báo các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ đến Mỹ để dự một cuộc họp thượng đỉnh lịch sử vào năm 2016.

Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Trả lời phỏng vấn báo chí châu Á qua điện thoại, trong đó có Tuổi Trẻ,  Đại sứ Nina Hachigian cho biết khi dự Hội nghị ASEAN ở Kuala Lumpur (Malaysia) hồi tháng 11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến Mỹ để dự hội nghị đặc biệt Mỹ - ASEAN. Đây sẽ là hội nghị Mỹ - ASEAN đầu tiên được tổ chức trên đất Mỹ.

Dự kiến hội nghị lịch sử này sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2016. Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ công bố lịch trình và nghị trình cụ thể của hội nghị trong những tuần tới. “Quan hệ chiến lược Mỹ - ASEAN là hết sức quan trọng. Việc Tổng thống Obama mời 10 nhà lãnh đạo ASEAN tới Mỹ là ví dụ hoàn hảo cho thấy chúng tôi tăng cường sự hợp tác đáng kể tại châu Á - Thái Bình Dương” - Đại sứ Hachigian đánh giá.

Dự kiến một chủ đề chính của hội nghị sẽ là căng thẳng trên biển Đông. Đại sứ Hachigian nhấn mạnh dù Mỹ không đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông, nhưng Tổng thống Obama từng nhiều lần khẳng định Mỹ có lợi ích chiến lược trên biển Đông, do đó Mỹ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại không bị cản trở, hòa bình và ổn định trên biển Đông.

“Tại hội nghị ASEAN, Tổng thống Obama đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tăng tốc đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), thực hiện các bước để giảm căng thẳng, bao gồm dừng hành vi bồi lấn, xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa biển Đông. Chúng tôi đã rất thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc không quân sự hóa các tiền đồn trên biển Đông” - Đại sứ Hachigian nhấn mạnh.

Bà cho biết Mỹ cũng ủng hộ việc các nước đòi chủ quyền sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế như vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan). Đại sứ Hachigian cũng khẳng định Mỹ có quyền thực hiện chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông.

“Các chiến dịch này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế” - bà Hachigian mô tả. Đại sứ Mỹ tại ASEAN cho biết ngoài ra Mỹ cũng đã thực hiện nhiều bước đi để hỗ trợ các nước khu vực bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, bao gồm tăng cường hợp tác với các đối tác và đồng minh khu vực, hỗ trợ quân sự 250 triệu USD cho một số quốc gia Đông Nam Á... 

Đại sứ Hachigian đánh giá ASEAN đang thể hiện tham vọng đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu với các nỗ lực như chống biến đổi khí hậu, khủng bố, buôn người và đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Bà cho rằng sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là bước phát triển lớn của ASEAN, sẽ tạo điều kiện cho dòng thương mại và dịch vụ tự do trong khu vực. Bà khẳng định Mỹ rất ủng hộ Cộng đồng ASEAN.

“Đây là bước phát triển mới mẻ, do đó việc một số người lo ngại về sự thay đổi là điều dễ hiểu. Nhưng sự thay đổi sẽ mang đến những kết quả tích cực” - Đại sứ Hachigian lạc quan. 

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top