ClockThứ Sáu, 19/10/2018 15:14

ASEM 12: Quan hệ đối tác nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu

TTH.VN - Các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách xây dựng sự hỗ trợ từ châu Á trong việc bảo vệ thương mại tự do và chống lại biến đổi khí hậu, theo nguồn tin từ tờ AFP.

EU hỗ trợ Đông Nam Á quản lý hiệu quả chất thải nhựaEU hỗ trợ ứng phó thiên tai ở Nam và Đông Nam ÁEU và ASEAN sẽ tái khởi động quá trình đàm phán FTA

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (bên phải), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 12 ở thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP

Từ ngày 18-19/10, Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12) với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu” thu hút các nhà lãnh đạo của 21 quốc gia khu vực châu Á và 30 quốc gia châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trong 2 ngày diễn ra các cuộc đàm phán, các nhà lãnh đạo ​​sẽ khẳng định sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

"Một thế giới không có quy tắc là một thế giới hỗn loạn", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lưu ý trong bài phát biểu khai mạc hội nghị.

Trong khi đó, Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini nhấn mạnh: "Chúng tôi có chương trình nghị sự, đó là một chương trình nghị sự rõ ràng hỗ trợ chủ nghĩa đa phương, bắt đầu từ hệ thống của Liên Hiệp quốc (LHQ), hành động chống lại biến đổi khí hậu, ủng hộ thương mại tự do và công bằng, các thỏa thuận quốc tế…”.

Theo hãng thông tấn AFP, trong ngày 19/10, Singapore và Việt Nam dự kiến ​​sẽ ký kết các thỏa thuận thương mại với EU bên lề sự kiện lần này.

Được biết, EU đang tìm cách tăng cường vai trò của mình trong ngoại giao quốc tế, đáp ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, nhằm phát triển một chính sách đối ngoại vững chắc hơn.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về "Chiến lược kết nối châu Á" mới của EU, nhằm tăng cường kết nối giao thông, kỹ thuật số và năng lượng giữa 2 lục địa; đồng thời thúc đẩy các tiêu chuẩn về môi trường và lao động.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Yonhap)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động (NLĐ) hưởng lợi mà còn góp phần đưa quan hệ lao động tại doanh nghiệp (DN) ngày càng phát triển ổn định.

Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top