ClockChủ Nhật, 19/03/2017 10:02

Ba khả năng trong quan hệ Anh-Liên minh châu Âu hậu Brexi

Theo nhận định của giới học giả Anh, tiến trình đàm phán Brexit kéo dài 2 năm sẽ gây ra nhiều hệ lụy sâu rộng về chính trị, kinh tế và cả pháp lý đối với đảo quốc cũng như toàn bộ Liên minh châu Âu (EU). Họ dự báo rằng sẽ có 3 khả năng có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa nước Anh và EU sau khi kết thúc đàm phán.

Anh có thể kích hoạt điều 50 để bắt đầu Brexit vào tuần tới"Cú đòn" đánh vào tham vọng của Anh trong tiến trình BrexitThủ tướng Anh-Italy hội đàm về vướng mắc liên quan đến BrexitAnh bác đề xuất giành quyền phủ quyết Brexit cho các nghị sĩAnh công bố kế hoạch Brexit

Ảnh minh họa. Nguồn: BBC


Thứ nhất là khả năng "Brexit cứng," ám chỉ việc nước Anh ra khỏi thị trường chung châu Âu, đồng thời áp đặt những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cư từ EU. 

Nếu điều này xảy ra, Anh và EU sẽ phải tiến hành đàm phán tiếp về việc tiếp cận thị trường của hàng hóa và dịch vụ. Tiến trình đàm phán thương mại sẽ phải kéo dài nhiều năm với không ít thách thức, khó khăn. 

Thứ hai là khả năng "Brexit cứng hơn," ám chỉ việc hai bên không thể đạt được thỏa thuận để định hình mối quan hệ song phương, và họ buộc phải sử dụng luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để hạn chế tình trạng áp thuế trên diện rộng.

Thứ ba là khả năng "Brexit cứng nhất" khi Anh và EU kết thúc tiến trình đàm phán kéo dài hai năm mà không thể đạt được bất cứ thỏa thuận nào định hình mối quan hệ cũng như về các điều khoản "ly hôn."

Phát biểu tại hội thảo do trường Đại học Oxford tổ chức hôm 17/3, các học giả cho rằng tiến trình đàm phán giữa Anh và EU sẽ rất phức tạp với sự can dự của nhiều bên và liên quan đến hàng loạt vấn đề khác nhau. 

Không chỉ thảo luận về các điều khoản liên quan đến việc Anh ra khỏi EU, hai bên còn phải định hình mối quan hệ song phương trong tương lai. Đây được coi là ưu tiên hàng đầu mà các nhà đàm phán Anh và EU hướng tới sau khi London kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top