ClockThứ Sáu, 08/08/2014 11:04

Bà Trương Thị Thu Nguyệt xây dựng trên phần đất không bị thu hồi

TTH - Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của một số hộ dân tổ 8, phường Thuận Lộc, TP Huế phản ánh hộ gia đình bà Trương Thị Thu Nguyệt xây dựng nhà và tường rào tại địa chỉ 392 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc lấn chiếm đất thuộc vỉa hè nằm trong quy hoạch của đường Đinh Tiên Hoàng và bờ sông Ngự Hà - Cống Cầu Kho. Việc xây dựng này của hộ gia đình bà Nguyệt gây mất tầm nhìn cho người lưu thông từ kiệt ra, dễ xảy ra tai nạn giao thông...

Gia đình bà Nguyệt xây nhà trên diện tích đất không bị thu hồi

Tìm hiểu chúng tôi được biết, trước đây gia đình bà Nguyệt ở tại thửa đất số 59, với tổng diện tích là 123,6m2, tọa lạc trên địa chỉ 392 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc, TP Huế. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc giải tỏa, chỉnh trang bờ sông Ngự Hà giai đoạn 2, gia đình bà Nguyệt đã chấp hành việc thu hồi đất với diện tích 74,4m2 để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Diện tích đất còn lại sau khi bị thu hồi là 49,2m2, gia đình bà Nguyệt tiến hành xây dựng lại nhà ở để ổn định cuộc sống.

Bà Phan Thị Cúc, Chủ tịch UBND phường Thuận Lộc cho biết, diện tích đất của hộ bà Nguyệt còn lại sau khi bị thu hồi là trên 40m2, nên thuộc diện được tái định cư tại chỗ. Sau khi xây dựng nhà ở xong, gia đình bà Nguyệt xây dựng tường rào mới thay thế tường rào cũ đã sập trên hiện trạng móng, trụ đã có sẵn và lợp mái ngói. Toàn bộ phần xây dựng này không nằm trong diện tích đất đã bị thu hồi thuộc dự án giải tỏa, chỉnh trang sông Ngự Hà giai đoạn 2. Tuy nhiên, trong quá trình bà Nguyệt xây dựng tường rào đã có hành vi vi phạm chỉ giới đường đỏ đường Đinh Tiên Hoàng là 2,9m x 5,56m = 16,1m2. Do đó, UBND phường đã ra Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 đình chỉ thi công công trình xây dựng này. UBND phường yêu cầu gia đình bà Nguyệt xây dựng tường rào lùi vào so với hiện trạng cũ là 0,5m và thiết kế 2 cửa sổ 2 bên theo kiểu ô thanh lam dọc để đảm bảo tầm nhìn cho các phương tiện khi lưu thông từ kiệt ra. Sau khi giải thích, vận động, hộ gia đình bà Nguyệt đã chấp hành và thực hiện đúng theo yêu cầu phường đề ra. 

Bài ảnh: Hải Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top