ClockThứ Tư, 27/12/2017 14:47

Bản đồ các tuyến di dân lớn nhất thế giới

TTH.VN - Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năm 2015 đã có 244 triệu người di cư trên toàn cầu, và hơn 60% trong số đó là các lượt di cư đến các nước láng giềng hoặc các nước trong cùng khu vực.

UN: dân số di cư quốc tế đạt 258 triệu ngườiTự do đi lại Anh-EU sẽ kết thúc vào năm 2019LHQ hoan nghênh chính sách bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn của EUMexico tạo ra 50.000 việc làm cho người di cư bị trục xuấtMexico: Gia tăng đột biến người di cư từ Haiti, châu Phi & châu Á

 

Thay đổi về số lượng người nhập cư quốc tế tại 6 hành lang di cư lớn nhất thế giới từ 1990-2015. Ảnh: World Economic Forum

Châu Á đến châu Á là hành lang di cư khu vực lớn nhất vào năm 2015, với 59 triệu người di cư, tiếp theo là hành lang từ châu Âu đến châu Âu với 40 triệu người di cư.

Theo WEF, người di cư đóng góp khoảng từ 6,4 nghìn tỷ đến 6,9 nghìn tỷ USD, chiếm 9,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu vào năm 2015.

Năm 2016, Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện rằng mặc dù những người di dân thế hệ đầu tiên gây ra nhiều tốn kém hơn đối với các chính phủ hơn là người dân bản xứ, thì nhóm người trưởng thành thế hệ thứ hai lại nằm trong số những người đóng góp mạnh mẽ nhất cho phát triển tài chính và kinh tế của quốc gia này.

Dưới đây là những tuyến di cư mạnh mẽ nhất trên thế giới trong thời gian qua:

Bản đồ các tuyến di cư toàn cầu. Ảnh: World Economic Forum

Địa Trung Hải

Bản đồ các tuyến di cư khu vực Địa Trung Hải. Ảnh: World Economic Forum

Tuyến Trung Địa Trung Hải bị đặt dưới áp lực mạnh vào năm 2015, mặc dù áp lực này đã giảm nhẹ bớt một chút từ năm 2014 vì nhiều người Syri đã chuyển sang sử dụng tuyến đường Đông Địa Trung Hải và những kẻ buôn lậu bị thiếu thuyền di chuyển.

Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017, có khoảng 116.573 lượt vượt biên bất hợp pháp qua tuyến này.

Hầu hết người nhập cư tụ tập ở Libya trước khi thực hiện phần còn lại của cuộc hành trình bằng đường biển - thường là trên những chiếc thuyền được trang bị nghèo nàn, cũ kỹ và dễ bị lật.

Trong khoảng thời gian này, cũng có khoảng 19.880 lượt vượt biên bất hợp pháp qua tuyến Tây Địa Trung Hải được ghi nhận.

Tuyến đông Địa Trung Hải

Vào năm 2015, số người di cư đến EU thông qua tuyến đường Đông Địa Trung Hải đã nhiều hơn gâps 17 lần so với năm 2014. Đa số những người này cập bến tới các đảo của Hy Lạp, chủ yếu là đảo Lesbos.

Bản đồ các tuyến di cư khu vực Đông Địa Trung Hải. Ảnh: World Economic Forum

Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017, thống kê cho thấy có khoảng 37.961 lượt vượt biên bất hợp pháp qua tuyến đường này.

Hầu hết người di cư trên tuyến đường này vào năm 2015 đến từ Syria, theo sau là Afghanistan và Somalia.

Trung Mỹ

Người di cư ở Mỹ Latinh thường di chuyển từ nông thôn ra thành thị. Vùng này đã trải qua sự dịch chuyển nội bộ đáng kể trong thế kỷ qua, đặc biệt là tại Colombia vào thời điểm này.

Bản đồ các tuyến di cư khu vực Trung Mỹ. Ảnh: World Economic Forum

Ấn Độ

Tốc độ di cư giữa các tiểu bang của Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2001 đến năm 2011 so với thập kỷ trước, tăng 4,5% mỗi năm và trung bình có từ 5 đến 6 triệu người di cư mỗi năm.

Bản đồ các tuyến di cư tại Ấn Độ. Ảnh: World Economic Forum

Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng về kinh tế của các bang: Bihar, một trong số những bang có lượng người di cư ra bên ngoài cao nhất, hiện có thu nhập bình quân đầu người chỉ tương đương với Somalia (khoảng 520 đô la Mỹ) và tỷ lệ sinh là 3,4 con/phụ nữ.

Kerald, một điểm đến phổ biến của người di cư, lại có thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.350 đô la và tỷ lệ sinh 1,6 con/phụ nữ.

Trung Quốc

Trong 30 năm qua, tỷ lệ dân số Trung Quốc sống ở các khu vực thành thị đã tăng từ 22,9% lên 56,8% trong số 1,3 tỷ dân hiện tại của quốc gia này.

Bản đồ các tuyến di cư tại Trung Quốc. Ảnh: World Economic Forum

Ngân hàng Thế giới ước tính sẽ có 1 tỷ người, tương đương trên 75% dân số của đất nước đông dân nhất thế giới này sẽ sống ở thành thị vào năm 2030.

Theo một cuộc khảo sát của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc năm 2012, Trung Quốc có hơn 262 triệu lao động di cư trong nước, nhiều hơn cả tổng số người di cư quốc tế trên toàn thế giới.

Nga

Bản đồ các tuyến di cư tại Nga. Ảnh: World Economic Forum

Nga có số người di cư cao thứ 3 trên thế giới, đứng thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và Đức. Năm 2015, ước tính quốc gia này có khoảng 12 triệu người di cư, chiếm 8% dân số.

Một số lượng lớn người Nga cũng là người nhập cư nội địa và định cư ở một phần lãnh thổ khác của Nga.

Tây Phi

Theo Cơ quan Biên giới và Bảo vệ bờ biển châu Âu, tuyến đường giữa Senegal, Mauritania và Ma-rốc và Quần đảo Canary của Tây Ban Nha đã từng là điểm đến bận rộn nhất cho toàn châu Âu, với 31.600 du khách đến các đảo này vào năm 2006.      

Bản đồ các tuyến di cư khu vực Tây Phi. Ảnh: Wiki Common

Tuy nhiên, từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay chỉ có 251 lượt nhập cư bất hợp pháp được ghi nhận.

Hầu hết người di cư trên tuyến đường biển đến các đảo trên những chiếc tàu đánh cá bằng gỗ dài.

Các tuyến phía đông

Bản đồ các tuyến di cư các tuyến khu vực phía đông. Ảnh: Wiki Common

Cơ quan Biên giới và Bảo vệ bờ biển châu Âu ước tính từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017 đã có 10.983 lượt nhập cư bất hợp pháp qua tuyến phía Tây Balkan.

Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017, ước tính có 5.696 lượt nhập cư bất hợp pháp qua tuyến Circular từ Albania đến Hy Lạp.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Business Insider)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

TIN MỚI

Return to top