ClockThứ Ba, 25/07/2017 13:16

Băn khoăn sân chơi ngày hè của trẻ

TTH - Với khoảng 300.000 học sinh và cháu mẫu giáo, cứ mỗi độ hè về ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đều có công văn chỉ đạo việc tổ chức và phối hợp tổ chức mùa hè an toàn, bổ ích cho học sinh.

Lớp học bóng bàn thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi Huế

Năm nay, ngành GD&ĐT đã đưa vào công văn chỉ đạo hoạt động hè việc khuyến khích các nhà trường mở cửa thời gian hè cũng như chủ động phối hợp với các trung tâm TDTT, các nhà văn hóa, nhà thiếu nhi… tổ chức các lớp dạy năng khiếu, các hoạt động câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ - thể thao cho học sinh. Tuy nhiên, việc tận dụng không gian trường học thành điểm vui chơi cho học sinh trong hè khó khăn khi hầu hết các trường đều đóng cửa và có bảo vệ để “ngoại bất nhập”. Một số cán bộ quản lý và bảo vệ trường học cho biết không có nhân lực. Mở cửa cho trẻ chơi tự do cũng không ai muốn vì các em có thể làm hư hỏng cây xanh, thiết bị dạy học….

Các điểm sinh hoạt

Ở Huế, nhất là bờ Nam, học sinh nghỉ hè thường tham gia các khóa học, sinh hoạt CLB tại Nhà thiếu nhi (NTN). Chị Thu Hường, cán bộ tại đây cho biết, hàng năm các CLB ở đây thu hút khoảng 2.000 em, nhưng năm nay con số này là 2.500. Ngoài nguyên nhân khách quan do một số phụ huynh mạnh dạn giảm việc học thêm của con còn do chương trình hè của NTN đã tăng nhiều hạng mục thu hút trẻ. Ngoài các CLB bóng bàn, cầu lông, ca múa hát, cờ vua… các em còn có thể tham gia ngoại khóa dã ngoại khi đến với NTN. Thế nhưng, khi dạo một vòng quanh NTN mới thấy không gian vui chơi giành cho các cháu vẫn rất lãng phí, từ phòng ốc đến sân vườn.

Tại Trung tâm Văn thể mỹ (VTM), một địa chỉ sinh hoạt của học sinh, giáo viên về văn hóa, TDTT, ông Trần Văn Phước, Giám đốc cho biết, trung tâm đang tranh thủ hè để sửa chữa lại một số hạng mục. Lưu lượng sinh hoạt của các CLB năng khiếu thể thao của trung tâm trong dịp hè chỉ gói trong… khoảng 200 em. Hỏi tại sao không mở rộng các hoạt động hơn nữa, ông Phước cho biết muốn mở lớp phải bảo đảm 2 yêu cầu là có học viên và có giáo viên. Giáo viên của trung tâm vốn ít, muốn mở rộng phải thuê ngoài, mà như thế lại liên quan tới học phí. Còn học viên, cũng rất ít phụ huynh tìm đến đăng ký cho con em học các môn năng khiếu trong hè.

Về học phí, ở cả hai trung tâm đều không cao. Tại Trung tâm VTM, để tham gia một khóa ghita, các em có 2 lựa chọn, ngoài giờ và trong giờ với 100.000 đồng và 150.000 đồng/khóa 2 tháng. Các môn khác mức thu chỉ từ 30.000 đồng đến 80.000 đồng… Ở NTN Huế, mức thu cho 1 khóa cao hơn nhưng cũng chỉ từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/tháng cho các lớp múa, thanh nhạc, vẽ, đàn, Karatedo… tuần học 4 buổi, mỗi buổi 90 phút

Đôi điều suy nghĩ

Ngồi ở NTN khoảng 20 phút trước giờ học của lớp bóng bàn mới thấy sự học thêm theo năng khiếu của trẻ cũng vất vả cho các mẹ.

Dù còn gần nửa tiếng nữa mới tới giờ học nhưng nhiều bé đã được đưa đến, đã thành quen, nhiều bé sà ngay vào góc thư viện mở của NTN để đọc sách. Góc này, theo chị Hường, các em cũng phải có thẻ, 10.000 đồng/ tháng. Không nhiều, chỉ để bảo trì tủ sách là chính và để trẻ có chỗ chơi an toàn trước giờ học vì đa số các ông bố bà mẹ thường đưa con tới sớm hơn giờ học. Lý do là các cháu đa phần từ các lớp học thêm, hoặc do giờ đón đưa của bố mẹ lệch nên đưa sớm, đón trễ... Như vậy trước và sau khi học các cháu ghé lại đây để vừa đọc vừa chờ ba mẹ.

Đó là về thời gian, đưa đón, còn về mục đích, chị Vân Anh, một phụ huynh có con học lớp đàn cho biết, chị cho con học ở đây để “gửi trẻ” là chính vì hè cháu ở nhà một mình chị không yên tâm. Con chị thích nhạc, cháu dự định thi vào Học viện Âm nhạc, chị mời thầy kèm ở nhà. Nhưng nhu cầu giao lưu cho con là có thật, chị cho cháu tới vừa để cháu thoát khỏi ti vi và máy tính ở nhà vừa để có bạn chơi. Thằng bé cũng thích tới NTN nên hè nào chị cũng cho cháu tham gia 1 khóa và mua luôn thẻ thư viện cho con đọc sách.

Chị Bình (phường Vinh Ninh), một phụ huynh chở con đến tham gia CLB bóng bàn, than thở: “Cháu vừa học thêm vừa đòi học bóng bàn, vậy là cả mẹ lẫn con chạy sô”. Chị nhìn theo hút dáng cậu bé ôm vợt chạy vào lớp bóng bàn rồi chỉ chiếc balô đang móc trên xe “ Đó chị, vừa ở lớp học thêm môn hóa, ghé đây học 1 tiếng rồi em phải quay lui đón… Mà em còn đi làm, phải nhờ đồng nghiệp coi chừng”, nói rồi chị lại vội vã quay người đi như chạy. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng có thể  “gửi đồng nghiệp” để tranh thủ đưa đón con. Đây cũng là tâm sự chung của các ông bố, bà mẹ.

Mong muốn cho con được vui chơi, được giảm áp lực trong mùa học nhưng trước lựa chọn cho con học hay chơi trong mùa hè, hầu hết các bậc phụ huynh lại chọn học. Nếu các em đã được cha mẹ định hướng vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương thì phải “bảo đảm an toàn” từ lớp 1. Ngoài giỏi “toàn tập” 10 học kỳ tiểu học, các em còn phải được định hướng một môn gì đó có thể “tranh tài” cao thấp từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia để lấy điểm cộng. Vào THCS, phải bảo đảm tiêu chuẩn thi vào trường chuyên với “lộ trình” không khác gì tiểu học; ở THPT thì mục tiêu đại học đã rõ ràng… Với những nguyên nhân như vậy, cộng với sự ít ỏi về sân chơi bãi tập, điều kiện vui chơi… nên mùa hè của trẻ cũng vẫn là học và học.

Kế hoạch của ngành GD&ĐT là tạo cho các em một mùa hè vui tươi, lành mạnh vì thế vẫn chỉ là hình thức, không hữu hiệu vì không có ai có trách nhiệm cụ thể. Và,mong muốn tạo cho các em một mùa hè vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động ở địa phương cũng như kế hoạch mở cửa thư viện, cổng trường, bố trí cán bộ và bảo vệ trực để cho học sinh vào đọc sách, báo, tài liệu, tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong nhà thi đấu, các sân chơi của trường… cho đến thời điểm này cơ bản “phá sản”.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top